🌟Trước đó, ông mắc nhiều bệnh nền phức tạp như tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, gout và đã đặt stent mạch vành hai lần.
🐻BSCKII Cao Việt Cường, Trưởng khoa Can thiệp tim và mạch máu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc, cho biết trường hợp này khá hiếm gặp khi hai bệnh xảy ra cùng lúc trên một người mắc nhiều bệnh nền. "Việc điều trị đồng thời xuất huyết tiêu hóa và nhồi máu cơ tim là một thách thức cho bác sĩ bởi các phương pháp chữa bệnh này có thể xem là chống chỉ định của bệnh kia", ông Cường nói.
🌜Cụ thể, với xuất huyết tiêu hóa cần phải cầm máu, còn nhồi máu cơ tim (do tắc động mạch nuôi cơ tim), cần khai thông mạch vành và dùng thuốc chống đông máu. Ê kíp quyết định ưu tiên điều trị nhồi máu cơ tim trước bởi nguy cơ tử vong nhanh chóng. Sau đó, người bệnh được nội soi tiêu hóa, cầm máu.
๊Tuy nhiên, khoảng 2 tuần sau khi can thiệp, huyết áp bệnh nhân vẫn rất cao và khó kiểm soát. Các bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân là do hẹp động mạch cấp máu cho thận. Do đó, người bệnh tiếp tục được can thiệp nong và đặt stent động mạch thận. Sau ba ngày, huyết áp của ông ổn định, mạch vành tim tốt, ổ loét dạ dày đang liền sẹo. Ngày 28/6, bệnh nhân xuất viện.
Nhồi máu cơ tim là động mạch vành bị tắc nghẽn gây ngừng đột ngột quá trình cấp máu nuôi cơ tim; còn đột quỵ⭕ là gián đoạn hoặc giảm đột ngột nguồn cấp máu cho não khiến não thiếu oxy. Người có tiền sử bị các bệnh như: tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu; người hút thuốc lá lâu năm, nghiện rượu bia, béo phì; trong gia đình có người trực hệ (bố mẹ, anh chị em ruột) mắc bệnh mạch vành là nhóm nguy cơ cao cần được tầm soát để phát hiện bệnh sớm.
🎃Mọi người cần kiểm soát cân nặng, chú ý ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Khi có các triệu chứng liên quan tim mạch như đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi, đặc biệt trong thời tiết nắng nóng hiện nay, cần nhanh chóng vào viện để điều trị kịp thời.
Lê Nga