Dương Tử Thành
Trong văn chương, không có đề tài nào là nhỏ
- Nhà văn thường sống hướng nội, thế còn anh?
- Hướng nội hay hướng ngoại chỉ là một cách nói. Mỗi người có một cách khác nhau để trình bản thân ra cuộc đời nhưng với nhà văn thì quan trọng là tác phẩm. Anh muốn hướng gì cũng được, quan trọng là t🔯ác phẩm của anh có được quan tâm hay không?
- Vậy anh tự đánh giá mức độ quan tâm của công chúng với tác phẩm của mình thế nào?
🧸- Đủ để tôi còn hào hứng viết tiếp và chưa cảm thấy chán nản với văn chương🐓.
Nhà văn Nguyễn Đình Tú. |
- Anh từng nói mình không hợp viết hài và viết cho trẻ em, nhưng mới đây lại ký hợp đồng viết truyện thiếu nhi với Nhà xuất bản Kim Đồng. Nguyễn Đình Tú muốn biến cái không thể thành có thể hay tự thách đố với ngòi bút?
- Viết một cuốn sách cho tuổi thiếu niên là ý định đã có từ lâu trong tôi. Khi có điều kiện thì tôi sẽ viết chứ không phải vì muốn làm một cái gì đó khác người hay “thấy người ta ăn khoai thì cũng vác mai đi đào”. Có thể viết♔ cho trẻ em là sở đoản của tôi nhưng nếu nhận ra được đó là sở đoản thì cũng có nghĩa là tôi sẽ biết phải làm thế nào để hiệu quả nhất.
- Như thế cũng có thể hiểu, một ngày nào đó có thể Nguyễn Đình Tú sẽ viết kịch bản… Gặp nhau cuối năm?
- Tôi từng được mời viết kịch bản hài cho nhiều chương trình trên truyền hì🦩nh nhưng tôi chưa nhận lời và chưa có ý định viết, đơn giản vì tôi không thấy hào hứng.
- Anh đều đặn viết, ra sách và lên báo nói về tác phẩm, đó là hình ảnh của một người viết chuyên nghiệp?
- Lạy trời, lúc này 🃏t🍰ôi đang được như thế, còn dăm bảy năm nữa, tôi thế nào, chính tôi cũng không biết nữa.
- Tiểu thuyết của anh từ " Nháp", " Phiên bản", đến " Kín" đều đậm đặc sex và bạo lực, những hiện tượng đồng tính, lên đồng, quần hôn… được gọi là cuộc sống của giới trẻ đương đại. Anh không sợ bị gắn mác rẻ tiền câu khách?
- Chúng ta đã có quá nhiều những nhà văn viết về những điều to tát, vĩ đại và “đắt tiền” rồi. Tôi đành phải chọn những cái có thể bị gọi là nhỏ nhặt và “rẻ tiền” để viết. Tôi nghĩ, trong văn chương, không có ⭕cái gì là nhỏ, cái gì là lớn, 🐭chỉ có tài năng hay không mà thôi.
- Vậy anh là một người tài năng?
- “Tài năng kia cũng có dăm bảy đường”, tôi nghĩ mỗi người viết đều nhận thấy tài năng của mìnhꩵ, tất nhiên ở cấp độ nào mà thôi.
- Giới trẻ ngày nay có thực sự hoang mang bế tắc như tác phẩm của anh không, nhìn ra ngoài đường, họ vẫn đẹp đẽ, tươi mới và hăm hở với cuộc sống đấy chứ?
- Hoang mang bế tắc về vật chất chỉ là “chuyện nhỏ như con thỏ” đối với mỗi đời người. Hoang mang bế tắc về tinh thần mới là điều kinh khủng 🍎của kiếp người. Và dù văn học có nói về sự hoang mang bế tắc💜 đi nữa thì cũng không có nghĩa là phản lại sự đẹp đẽ, hăm hở và tươi mới của cuộc sống.
Nguyễn Đình Tú cho rằng, hoang mang ෴bế tắc về tinh thần mới là điều kinh khủng, điều này khó có thể thấy nếu cꦕhỉ nhìn qua bề mặt của cuộc sống, cần phải được phản ánh trong văn chương. |
Tiểu thuyết mới "Vào sâu và rùng mình"
- Anh vừa kết thúc dự án “mỗi năm một cuốn tiểu thuyết” khiến nhiều bạn đọc nể phục. Anh vốn bao giờ cũng viết nhanh như vậy hay đang là thời kỳ sung sức của nhà văn Nguyễn Đình Tú?
- Điều này chính tôi cũng không trả lời được. Chỉ biết là cảm ơn trời đã cho tôi viết🧔 ra được từng ấy trang sách, nhiều lúc tôi cũn💟g tự bảo chả biết tôi đã thu xếp được công việc đó như thế nào.
- Và sự sung sức đó vẫn kéo dài bằng dự định với cuốn tiểu thuyết tiếp theo “Vào sâu và rùng mình”! Anh đã chán những cái tên ngắn củn vẻn vẹn một từ vốn rất lạ và gợi đã mang đến những thành công cho Nguyễn Đình Tú rồi sao?
- Khi viết tôi không quan tâm đến tiêu đề của cuốn sách. Nó hình thành trong quá trình viết và c🐠ó quan hệ hữu cơ với nội dung của tác phẩm. Đừng cắt rời nó ra rồi bình luận làm gì. Hãy tìm những cái hay khác của cuốn sách thì tốt hơn.
- Anh nói khi viết không quan tâm đến tên sách, nhưng tại sao cuốn tiểu thuyết tiếp theo lại đã có tên khi mà anh chưa bắt đầu với nó?
- Không quan tâm không có nghĩa là không đặt tên gì cho cuốn tiểu thuyết của mình. Đôi khi cái tên gợi cho tôi ý tưởng xuyên suốt của cả cuốn sách để rồi trong quá trình viết có khi lại thay đổi tên sách. Không quan tâm ở đây là tôi muốn nói đến ౠcái sự ngoài văn chương của tiêu đề sách mà không ít người lại cứ chú mục.
- Anh có nghĩ rằng sẽ xin được giấy phép xuất bản với cái tên này?
- Cơ quan có thẩm quyền cấp phép sẽ căn cứ vào nội dung của cuốn sách. Tôi viết văn với mong muốn được xuất bản chứ không phải để nhận về một lệnh cấm. Và tôi tin rằng với nộ𝕴i dung của cuốn sách này, chả ai hơi đ🍸âu mà không cấp phép cho nó được lưu hành.
Một lúc đóng nhiều vai
- Nếu không viết văn nữa anh sẽ làm gì?
- Tôi từng làm nghề luật và yêu thích vài ﷽nghề nữa, như đạo diễn chẳng hạn. Nếu không viết văn, có thể tôi lại làm nghề luật hoặc đến với nghề đạo diễn. Tất nhiên nౠhư thế tôi phải học hành và trang bị lại bản thân mình.
- Đam mê và lựa chọn nghề luật, từ luật rẽ ngang sang văn chương, và giờ lại mơ làm đạo diễn. Anh luôn không vừa lòng với những gì mình có?
- Ai chả thích những cái mới, cái lạ, cái mà mình chưa có. Đây không phải là tham lam mà là giàu khát vọng sống. Nếu không giàu khá🤪t vọng sống thì cuộc đời này chán lắm.
Tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú có🤪 tên gọi kích thích tò mò và liên tưởng, "Vào sâu và rùng mình". |
- Có vẻ như đàn ông viết văn chỉ mạnh mẽ trên chữ nghĩa, còn trong đời thực họ lại là những người đa cảm, thậm chí yếu đuối?
- Không đúng. Trước hết họ cũ♛ng phải là một người đàn ông với tất cả những thói hư tật xấu của giống này. Còn đa cảm hay yếu đuối thì không chỉ có các nhà văn.
- Đọc những sáng tác của Nguyễn Đình Tú, người ta dễ hình dung đến một mảng đời sống đô thị. Hình như nhà văn Việt Nam ai sinh ra ở không gian vùng miền nào thì nghiệp văn sẽ gắn với không gian đó?
- Điều này đúng nhưng chưa đủ. Tài năng của nhà văn sẽ quyết định sự thành công của họ chứ không phải chỉ nhờ có khônꦰg gian sống.
- Sau những hoạt động văn học ồn ào, người ta lại thấy Nguyễn Đình Tú chỉnh chu với quân hàm thiếu tá ngồi trước đống bản thảo tại ngồi đền văn chương số 4, Lý Nam Đế (Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội). Dường như anh vào quá nhiều vai mà những vai đó lại rất trái ngược nhau?
- Tôi đã quen với việc phải đón♐g nhiều vai như thế. Không biết sau này, khi phải về với một vai chí♍nh nào đó tôi có thấy buồn tẻ không nữa.
Nhà văn Nguyễn Đình Tú thích “cày xới” các vấn đề của đời sống đương đại, là tác giả của các tiểu thuyết Hồ sơ một tử tù; Bên dòng Sầu Diện; Nháp; Phiên Bản; Kín. Trong đó tiểu thuyết, Hồ sơ một tử tù đã được chuyển thể thành phim truyền hình dài tập Lời sám hối muộn màng phát sóng trên VTV. Hiện Nguyễn Đình Tú là Trưởng ban Văn xuôi của Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Anh cũng giữ cương vị Phó Ban nhà văn trẻ - Hội nhà văn Việt Nam, đồng thời là Phó chi h🅺ội trưởng Chi hội nhà văn Quân đội. |