Chiều nay, khoảng 30 phút sau khi tòa thẩm vấn những người liên quan, bị cáo Nguyễn Đức Kiên mới được đưa vào phòng xử. Dọc đư🥀ờng từ phòng nghỉ buổi trưa trong tòa tới phòng xử, bị cáo tỏ vẻ bình thản dưới sự áp giải của hai cảnh sát. Gặp người thân, bị cáo cúi chào, cười tươi.
Đầu phần thẩm vấn buổi chiều, HĐXX đã đọc tóm tắt bản án sơ thẩm, tuy nhiên việc này đã bị gián đoạn hơn 10 phút vì ông Trần Ngọc Thanh bị ngất. Ông Thanh là giám đốc Công ty ACBI, một trong 6 doanh nghiệp do Nguyễn Đức Kiên thành lập. Tại phiên sơ thẩm ông bị phạt 5 năm 6 tháng về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, bị cáo Thanh cùng bị cáo Nguyễn Thị Hải Yến (nguyên kế toán trꦦưởng ACBI, án 5 năm) không chống án.
HĐXX thông báo bị cáo Nguyễn Đức Kiên kháng cáo cho rằng Công ty B&B ký ủy thác với ACB kinh doanh trạng thái vàng là đúng luật thương mại nên ông không phạm t🌺ội Kinh doanh trái phép. Bị cáo cho rằng không trốn thuế và không chấp nhận kết luận giám định về thuế.
Kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm, cả về tội danh và hình phạt, bị cáo Kiên cho rằng không ph🤡ạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản do không có ý thức chiếm đoạt tài sản của Thép Hòa Phát. Bị cáo này cũng bác bỏ tội Cố ý làm trái vì không phải là thành viên của Thường trực HĐQT ACB...
Theo HĐXX phúc thẩm, bị cáo Lý Xuân Hải (cựu tổng giám đốc Ngân hàng ACB) kháng cáo cho rằng không phạm tội cố ý làm trái. Theo bị cáo, ngân hàng được phép uỷ thác gửi tiền nên hành vi của bị cáo không phạm tội. Ông Hải cho rằng việc đầu t🌄ư mua cổ phiếu ngân hàng ACB không gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng như cáo buộc của tòa sơ thẩm. Tại phiên phúc thẩm, bị cáo muốn được xem xét lại toàn bộ nội dung vụ án.
Bị cáo Lê Vũ Kỳ xin giảm hình phạt với lý do chỉ là Phó tổng giám đốc quản lý về công nghệ. Bị cáo Phạm Trung Cang (cựu phó chủ tịch HĐQT ACওB) xin giảm hình phạt, cho rằng nghị quyết của Hội đồng quản trị ACB thự🍎c hiện khi bị cáo không còn làm tại ngân hàng này. Còn bị cáo Huỳnh Quang Tuấn (cựu phó tổng giám đốc ACB) cho rằng dự cuộc họp ra quyết định gửi tiền bị quy kết trái luật chỉ với tư cách khách mời...
Toà có phần thẩm vấn ngắn bị cáo Lê Vũ Kỳ và Lý Xuân Hải. 17h, chủ tọa thông báo dừng ngày đầu tiên của phiên xử. Thứ hai, 1/12, tòa tiếp tục làm việc. Sau khi nhoài người qua cửa xe𒈔, bị cáo Nguyễn Đức Kiên vui vẻ vẫy tay tạm biệt người thân.
Theo bản án sơ thẩm, thông qua Công ty B&B do mình lập ra, bị cáo Kiên sử dụng gần 1.300 tỷ đồng góp vốn vào Công ty CP tập đoàn tài chính Á Châu (AFG). Ngày 30/11/2010, công ty phát hành 10 triệu trái phiếu giá trị 1.000 tỷ đồng bán cho ngân hàng ACB. Trong số này 430 tỷ đồng được chuy🌄ển cho bà Nguyễn Thuý Hương (em gái ông Kiên) để mua 36 triệu cổ phiếu của Công ty CP Bất động sản Hoà Phát - Á Châu…
Theo xác định của tòa sơ thẩm, Công ty B&B không được phép kinh doanh tài chính nhưng🍃 từ ngày 4/9/2009 đến 31/3/2010 đã dùng hơn 2.300 tỷ đồng để mua cổ phần, góp vốn v🔯ào các công ty khác... Tổng cộng, từ ngày 15/5/2007 đến 3/8/2012, bị cáo Kiên đã thông qua 6 công ty để kinh doanh tài chính và vàng trạng thái trái phép với tổng số tiền gần 21.500 tỷ đồng. Hành vi này bị quy kết phạm tội Kinh doanh trái phép theo Điều 159 Bộ luật hình sự.
Về tội Trốn thuế, án sơ thẩm xác định, đại diện B&B đã ký hợp đồng đầu tư uỷ thác với ngân hàng ACB thực hiện các hoạt động tài chính thông qua việc kinh doanh giá vàng ngoài lãnh thổ Việt Nam. Từ ngày 25/12/2008 đến 31/12/2009, Công ty B&B đã có văn bản uỷ thác cho ACB bằng 117 lệnh và đã tất toán trạng thái mở bằng 142 lệnh đóng. Qua các thương vụ này, Công ty B&B được cho là thu lợi nhuận hơn 100 t൩ỷ đồng. Do biết Quốc hội có nghị quyết về miễn thuế thu nhập cá nhân tron🐠g 6 tháng 2009, để trốn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, bị cáo Kiên đã ký hợp đồng uỷ thác đầu tư tài chính giữa B&B với em gái mình nhằm chuyển toàn bộ lợi nhuận thu được từ kinh doanh vàng trạng thái sang cho cá nhân bà này.
Về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, án sơ thẩm xác định, Công ty CP Đầu tư ACB Hà Nội (ACBI) sở hữu gần 30 triệu cổ phần của Công ty CP Thép Hoà Phát. Đạꦚi diện ACBI là giám đốc Trần Ngọc Thanh đã thế chấp gần 25 triệu cổ phần này cho ACB để đảm bảo việc phát hành trái phiếu 800 tỷ đồng.
Đầu tháng 4/2012, thông qua ông Trần Đ😼ình Long, Chủ tịch HĐQT và ông Trần Tuấn Dương, Tổng giám đốc Công ty CP Thép Hoà Phát, bị cáo Kiên biết tập đoàn này có chủ trương tăng sở hữu vốn tại các công ty thành viên. Theo đề nghị của ông Long, Kiên đã đồng ý bán 20 triệu cổ phần với số tiền 264 tỷ đồng.
Án sơ thẩm cho rằng, mặc dù chưa được ACB đồng ý giải chấp nhưng bầu Kiên vẫn chỉ đạo Thanh và kế toán trưởng Yến lập kh🦄ống biên bản họp Hội đồng quản trị và Quyết định của HĐQT thể hiện chủ trương ACBI bán 20 triệu cổ phần Công ty CP Thép Hoà Phát cho Công ty TNHH Một thành viên Thép Hoà Phát. Số tiền 264 tỷ, Nguyễn Đức Kiên đã chiếm đoạt.
Về tội Cố ý làm trái của bị cáo Kiên và các đồng phạm, án sơ thẩm xác định, ngày 22/3/2010, ACB họp Thường trực Hội đồng quản trị và ông Trần Mộng Hùng (thành viên Hội đồng sáng lập ACB) đưa ra phương án giảm lãi suất để huy động tiền gửi, giảm áp lực bị lỗ khi nhận tiền tiết kiệm mà không cho vay được. Nguyễn Đức Kiên không chấp nhận phương án🎃𒉰 này.
Tổng ꧂giám đốc ACB Lý Xuân Hải đề xuất phương án uỷ thác cho nhân viên mang tiền đi gửi các ngân hàng khác để vừa nhận lãi, vừa được hưởng hoa hồng. Nguyễn Đức Kiên tán thành phương án này. Các thành viên thường trực HĐQT gồm ông Trần Xuân Giá (Chủ tịch HĐQT), Lý Xuân Hải và 3 phó chủ tịch HĐQT ACB là Phạm Trung Cang, Trịnh Kim Quang, Lê Vũ Kỳ nhất trí.
Theo cáo buộc, từ 27/6/201𝕴1 đến 5/9/2011, ông Hải chỉ đạo và uỷ quyền cho kế toán trưởng ACB uỷ thác gần 719 tỷ đồng cho 19 nhân viên gửi tiết kiệm vào Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và Vietinbank chi nhánh TP HCM. Số tiền này đã bị Huỳnh Thị Huyền Như (quyền trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ - Vietinbank chi nhánh TP HCM) chiếm đoạt🥀.
Án sơ thẩm chỉ ra, Thường trực HĐQT𒅌 ACB thống nhất, ban hành chủ trương cấp hạn mức 700 tỷ đồng để đầu tư cổ phiếu trên thị trường chứng khoán và uỷ quyền cho bị cáo Kiên trực tiếp làm. Chủ trương này được cho là trái quy định của nhà nước, khiến ACB bị thua lỗ gầnꦅ 688 tỷ đồng.
Tại phiên sơ thẩm ngày 9/6, TAND Hà Nội phạt bị cáo Nguyễn Đức Kiên: 20 tháng tù về tội Kinh doanh trái phép, 6 năm 6 tháng về tội Trốn thuế, 20ꦇ năm về tội Lừa đảo, 18 năm do Cố ý làm trái. Tổng hợp hình phạt là 30 năm; nộp phạt bổ sung 75 tỷ do trốn thuế và 100 triệu đồng về hành vi lừa đảo. Đồng tội danh Cố ý làm trái, cựuꦛ tổng giám đốc ACB Lý Xuân Hải bị phạt 8 năm tù. Ba phó chủ tịch HĐQT ACB Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang bị phạt 3-5 năm, cựu phó tổng giám đốc Huỳnh Quang Tuấn chịu hình phạt 2 năm. Bị cáo Trần Ngọc Thanh (giám đốc ACBI) lĩnh 5 năm 6 tháng t🍌ù về tội Lừa đảo, bị cáo Nguyễn Thị Hải Yến (kế toán ACBI) nhận 5 năm. 6 công ty do Nguyễn Đức Kiên lập ra và bị cáo buộc thông qua đây để tổ chức hoạt động kinh doanh cổ phần, cổ phiếu và kinh doanh v𝕴àng tài khoản với tổng số tiền gần ꧋21.500 tỷ đồng gồm: Công ty CP đầu tư thương mại B&B, Công ty CP tập đoàn tài chính Á Châu, Công ty CP đầu tư ACB Hà Nội, Công ty CP đầu tư tài chính Á Châu, Công ty TNHH Đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội và Công ty CP phát triển sản xuất và xuất nhập khẩu Thiên Nam. |
Việt Dũng