Giới văn chương chung cảm xúc đau buồn, tiếc nuối khi nhà văn Nguyễn Huy Thiệp qua đời hôm 20/3. Trong tọa đàm thơ ở Thanh Hóa sáng 23/3, các bạn văn dành phút đầu tưởng nhớ ông. Nhà v🐲ăn Nguyễn Văn Thọ nói: "Vậy là ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Việt Nam đã vụt 🎃tắt".
Ông được gọi là "hiện tượng" bởi lối viết mới lạ, gây ấn tượng mạnh ngay khi xuất hiện trên văn đàn năm 1987, với các tác phẩm Những ngọn gió Hua Tát, Tướng về hưu, Con gái thủy thần, Muối của rừng... Nhà phê bình Ngô Văn Giá cho rằng sự xuất hiện của Nguyễn Huy Thiệp hình thành cột mốc phân 🎃chia văn học Việt Nam thành hai thời kỳ: trước và sau ông. Nhà văn Trung Trung Đỉnh nói: "Tôi có thể khẳng định trong s👍ố các nhà văn đương đại khi đó, ông là người có tư tưởng nhất".
Chất liệu khai thác và bút pháp độc đáo khiến các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp gây chấn động. Nhà𝓡 phê bình Bùi Việt Thắng nói: "'Nguyễn Huy Thiệp chăm chú, nhấn mạnh vào những cái bất bình thường trở nên bình thường, và cái bình thường được nhìn như bất ✅bình thường".
Ông mổ xẻ đời sống, viết về cái ác, chỉ ra những thứ vô đạo từ cấp bậc xã hội tới gia đình. Trong Tướng về hưu, ông Thuấn lạc lõng khi rời sa trường, sống trong gia đình mà mọi giá trị đạo đức bị đảo lộn. Cô con dâu sắc sảo, giỏi làm ăn nhưng không màng đạo đức, mang nhau thai nhi bị phá bỏ từ bệnh viện về cho chó ăn, dặn người làm cho vào máy xay nhỏ để giấu bố chồng. Mẹ chồng mất, cô chẳng khóc nổi một tiếng mà chỉ lo tính toán cỗ bàn sao cho khỏi thiệt. Không có vua khắc họa bối cảnh bứcꦰ bối, ngột ngạt của một gia đình không có tôn ti trật tự, nơi đồng tiền ngự trị trên ngai vàng. Năm con trai nhꦫà lão Kiền - ngoại trừ con út bị bệnh thần kinh - đều thực dụng. Thằng em chim chuột vợ anh nhưng vẫn nuôi mộng lấy vợ giàu. Khi bố mắc u não, mấy anh em cùng biểu quyết để bố chết.
Ngoài chủ đề thời cuộc, Nguyễn Huy Thiệp viết về lịch sử với cái nhìn giải thiêng, hư cấu táo bạo trong bộ ba Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết. Ông còn viết về giáo dục trong nỗi đau đáu mong thiện lương và tiến bộ ở Sống dễ lắm, Những bài học nông thôn... Đề tài thiên nhiên, núi rừng - xuất phát từ 10 năm gắn với Tây Bắc của Nguyễn Huy Thiệp - trong các tác phẩm Muối của rừng, Những người thợ xẻ... khai thác vấn đề con người chung🐻 sống, ứng xử với môi trường.
Lựa chọn những vấn đề gai góc, Nguyễn Huy Thiệp chọn bút pháp mô tả thực, 🙈lạnh lùng, trực diện. Câu từ trong tác phẩm ngắn gọn, sắc sảo, thậm chí gay gắt, tục tĩu để biểu ♊đạt hiện thực đời sống mà ông quan sát và muốn đưa đến bạn đọc. Nhà văn không né tránh hoặc mỹ lệ hóa ngôn từ.
Bùi Việt Thắng gọi bút pháp sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp là "nói ngược", đi trái các hiện tượng cuộc sống thông thường. "'Nguyễn Huy Thiệp là một tài năng văn chương, đó là một thực tếꦅ hiển nhiên. Nhiều người gọi ông là 'một thiên tài độc ác', theo cách nói về văn hào Nga Dostoyevsky. Cổ nhân nói, thiên tài là thiên lệch. Nguyễn Huy Thiệp chưa phải là thiên tài nhưng là tài năng bẩm sinh, vậy nên ông có những tư tưởng cực đoan hơn người thường"', ông Bùi Việt Thắng🦩 lý giải.
"Hiện tượng" Nguyễn Huy Thiệp từng chia rẽ văn đàn thành hai phe. Từ năm 1987 đến năm 1989, hơn 70 bài phê bình về Nguyễn Huy Thiệp ra đời, xoay quanh các cặp phạm trù văn và sử, tâm và tài, tin tưởng và bi quan về con người, truyền thống và hiện đại... Nhà văn Trung Trung Đỉnh viết trong phần mở đầu tiểu thuyết Ngõ lỗ thủng, xuất bản năm 1990: "Một bên khen ông Nguyễn Huy Thiệp là viết hay, viết sắc sảo và trung thực. Còn một bên chửi ông Thiệp là đồ bịp bợm, ăn nói vă🌠ng mạng, tục tĩu đểu cáng". Mộ𒈔t số gọi ông là kẻ xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ anh hùng dân tộc. Những người khác bảo vệ Nguyễn Huy Thiệp, cho rằng văn chương có đặc quyền hư cấu.
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên viết trong phần mở đầu tuyển tập phê bình Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp: "Thật hiếm trong văn chương Việt Nam xưa nay, tôi dám chắc là chưa có một nhà văn nào vừa xuất hiện đã gây được dư luận, càng viết dư luận càng mạnh, truyện chưa ra thì người ta đã kháo nhau, truyện đăng rồi thì tranh nhau tìm đọc, đọc rồi thì gặp nhau bình phẩm, bàn tán... Văn đàn thời đổi mới đã khởi sắc hẳn, đã náo động, càng thêm náo động bởi những cuộc tranh luận, cả tranh cãi, quanh sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp".
Nhà phê bình Ngô Văn Giá nhận định cuộc tranh cãi không phân định thắng thua, nhưng cuối cùng Nguyễn Huy Thiệp được thừa nhận. Nhà văn Bùi Việt Thắng đồng quan điểm: "'Sau những tranh luận không dứt, cuối cùng giới văn chương thống nhất: Nguyễn Huy Thiệp là một tài năng văn chương, có đóng góp không nhỏ với nền văn học hiện đại, tác phẩm của ông có thể xuất khẩu 🅠ra thế giới với nhãn mác 'Made in Vietnam'".
Ông Ngô Văn Giá đánh giá cao văn chương Nguyễn Huy Thiệp bởi luôn đề cao tính thiện giữa cuộc sống vốn đầy rẫy điều ác, sự tiêu cực. Nhà văn Trung Trung Đỉnh khẳng định giá trị văn chương Nguyễn Huy Thiệp không nằm ở những đánh giá của giới phê bình bởi tự thân tác phẩm đã tồn tại trong đời sống và trái tim độc🦩 giả.
Thu Huế