Ông là người có công lớn trong việc quảng bá văn học và văn hoá Việt Nam tại Pháp và trong khuôn khổ cộng đồng Pháp ngữ. Năm 1990, bản dịch Tướng về hưu được xuất bản tại Pháp, sau đó là: Trái tim hổ, Sói trả thù, Chuyện tình kể trong đêm mưa, Vàng lửa, Suối nhỏ êm dịu… Nhờ đó mà công chúng nước này có điều kiện khám phá nền văn học đương đại, đất nước, con người và những giá trị văn hoá truyền thống nhân văn sâu sắc của Việt Nam.
Nguyễn Huy Thiệp sinh ngày
29/4/1950 ở ngoại thành Hà Nội và sống phần lớn quãng đời tuổi thơ tại nông thôn Việt Nam. Vào những năm 1970, trong thời gian làm ông giáo tại vùng núi Tây Bắc, nhà văn đã viết về cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số. Nhưng tên tuổi Nguyễn Huy Thiệp chỉ thực sự trở thành “hiện tượng” văn đàn Việt Nam bắt đầu từ sự phát hiện của nhà văn Nguyên Ngọc và nhà phê bình Hoàng Ngọc Hiến.Cuối những năm 1980, khi truyện ngắn Tướng về hưu của ông được xuất bản, tác phẩm đã gây tiếng vang lớn, kéo theo nhiều cuộܫc tọa đàm, tranh cãi và đến nay vẫn được coi là một trong những sáng tác lớn mở đầu cho văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới.
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Ảnh: nguyenhuythiep.free. |
Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn truyện ngắn bậc thày và dường như chỉ thành công ở thể loại này. Ông có viết tiểu thuyết nhưng không tạo được sự chú ý của dư luận. Nhưng với hơn 50 truyện ngắn, 10 vở kịch, bốn tiểu thuyết và nhiều bút ký và phê bình văn học, Nguyễn Huy Thiệp vẫn là một tác giả quan trọng trong nền văn học Việt Nam đương đại.
Tuy không có duyên với các giải thưởng văn học trong nước, nhưng Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn VN có tác phẩm được dịch ra nhiều ngôn ngữ nhất. Truyện ngắn của ông đã được dịch sang tiếng Pháp, Anh, Italy, Thụy Điển, Đan Mạch, Hà Lan, Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản và Indonesia.
Huân chương Văn học Nghệ thuật mà Chính phủ Pháp trao cho ông được Tướng De Gaulle đề xướng năm 1957. Năm 2006, cố đạo diễn Lê Mạnh Thích, nhà tạo mẫu Minh Hạnh và biên đạo múa Nguyễn Công Nhạc là những người đã được nhận vinh dự này.
Lưu Hà