Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. |
- Quan niệm sáng tác của ông được hình thành như thế nào?
- Nói chung, quan niệm sáng tác không phải có ngay từ khi nhà văn cầm bút. Nó được hình thành dần dần trong quá trình sáng tác và có những biến dịch nhất định. Tôi không thích quan niệm đao to búa lớn về văn chương, quan niệm văn chương của tôi t🏅hiết thực với đời sống🀅 cá nhân. Không thực dụng, nhưng không hão huyền. Và đã viết là phải xuất bản, bằng cách này hay cách khác, ở nơi này hay nơi khác. Do đó, văn chương có tính thực tế và tính chuyên nghiệp rất cao.
- Điều đầu tiên khiến ông chú ý khi viết là gì?
- Khi viết một 🃏tác phẩm, tôi luôn cho rằng nó phải gây được một cảm giác🥀 cho người đọc, cảm giác gì cũng được, khó chịu, giận dữ, buồn cười... nhưng không cho người ta yên ổn. Tôi dị ứng với thứ văn chương mà người ta đọc rồi úp sách lên mặt ngủ khò. Các loại nghệ thuật khác cũng vậy, phải gây được cú sốc nhỏ về tâm lý, bằng nhân vật, bằng tính cách, bằng lối kể chuyện... đều được cả.
- Không cho người đọc yên ổn, vì thế mà tác phẩm của ông luôn để người đọc tự đi tìm chân lý?
- Khi viết, tôi hay đặt người đọc giữa những ranh giới hay - dở, tốt - xấu, đúng - sai,𒈔 cho họ tự nhận thức, chọn lựa. Bởi thế mà tôi thích viết về thanh niên mới lớn. Lúc ấy, thế giới mở òa ra trước mắt họ, họ cảm thấy sức ép của những trật tự và nó muốn bứt phá, muốn cống hiến một điều gì cho xã hội. Đó là lứa tuổi rất trong sáng, không thành kiến, đầy khát vọng và đòi hỏi, lứa tuổi của sự chọn lựa. Tất nhiên, con người nói chung luôn đứng trước những ranh giới, dù ở lứa tuổi nào. Do đó, tôi đặt độc giả trước nhiều dấu hỏi để họ chọn lựa. Cái ý thức ấy n🔯gày càng rõ trong tác phẩm của tôi.
(Theo Tiền Phong)