Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. |
- Tại sao ông lại đặt tên tiểu thuyết như vậy?
- Tôi thích cái tựa này. Ban đầu tôi đặt tên cho nó là Khuê (lấy tên nhân vật chính trong tiểu thuyết), hoặc Tuột xích, hoặc Bút ký phiêu lưu của một sinh viên đại học, hoặc Bài ca tuổi trẻ hay một cái gì đại khái như thế. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại thì Tuổi 20 yêu dấu là phù hợp hơn cả. Trước hết bởi tác phẩm của tôi muốn nhằm vào lớp độc giả thanh niên, những người mà tôi luꦡôn kính trọng và yêu mến.
Đầu tháng 12 năm ngoái, tôi đưa thằng con thứ hai ra đảo cai nghiện. Hai bố con được ông giám đốc Công ty Môi trường đô thị Cát Bà cho một căn hộ 6 m2. Chật chội, buồn và cô đơn. Lại nhìn thằng con ngày ngày vật vã với ma túy, tôi nảy ra ý đồ viết một cuốn sách cho thanh niên. Tôi là một nhà văn chuyên nghiệp. Công việc của tôi là đi tìm và đánh thức chân lý. Bởi thế Tuổi 20 yêu dấu sẽ không thể rải đầy hoa hồng mà phải sặc mùi ma túy và cave. Nó sẽ là liều vaccine cần thiết cho thanh 🍎niên, những kẻ béo bệu bị nhồi nhét bởi hàng mớ kiến thức giáo khoa.
- Đặc điểm truyện ngắn của ông là sự đan xen chất hài hước, tính triết lý, sự lãng mạn với sự trần trụi, cái bẩn thỉu lẫn cái cao thượng... Vậy "Tuổi 20 yêu dấu" có mới hơn phong cách viết trước đây không?
- Đây là cuốn tự truyện của một thanh niên 20 tuổi. Do đó, giọng điệu tác phẩm là trẻ trung, tươi tắn. Nhịp điệu và tiết tấu cũng nhanh hơn. Người Trung Quốc định nghĩa tiểu thuyết là "những chuyện cóp nhặt vỉa hè". Tôi cho rằng ở một góc độ nào đó thì quan niệm này là đúng. Tôi đã áp dụng nguyên tắc cóp nhặt và vụn vặt từ đời nhà Thanh vào 30 chương của cuốn tiểu thuyết dày 300 trang n♌ày.
- Sáng tác tiểu thuyết và truyện ngắn, theo ông, cái nào chật vật hơn?
- Mất 4 tháng trời trằn trọc, vật vã, tôi mới viết được truyện ngắn Thương nhớ đồng quê. Nhiều lúc thấy mình giống hệt thằng tù khổ sai. Bởi những con chữ và suy tưởng cứ dai dẳng, ám quẻ mình thế mà ngồi vào bàn thì tắc tịt. Cũng có khi hôm trước cày được vài trang hôm sau lại quăng đi. Nhưng viết Tuổi 20 yêu dấu, dày gấp 3-4 lần Thương nhớ đồng quê thì chóng vánh trong vòng một tháng. Làm cái anh phu chữ, tâm trạng, cảm xúc chi phối nhiều lắm. Không có cảm xúc mà cứ kỳ cà kỳ cạch gò lưng vào bàn thì khổ cực kỳ.
Chất lượng tác phẩm phụ thuộc vào chính bản thân nó chứ không phải ở các thủ tục rườm rà của tay nhà văn, hoặc thời gian sáng tác ngắn hay dà🐻i. Tôi thấy nhiều người trước khi viết phải chay tịnh, ngồi t🌠hiền, trai giới... Thật là dớ dẩn. Vả lại, khi tư tưởng chưa chín muồi thì viết cái gì cũng khó, tiểu thuyết hay truyện ngắn cũng vậy.
- Tại sao ông tin rằng "Tuổi 20 yêu dấu" sẽ đắt hàng?
- Trong cuộc sống có bao nhiêu sự chọn lựa. Chỉ cần độc giả đọc sách một lèo là nhà văn đã thành công rồi. Đã vậy, viết cho người trẻ tuổi cũng không phải là chuyện dễ. Cao siêu quá thì họ chán. Tầm thường quá cũng không ổn. Tôi đã thử cho các tay buôn, dân chơi đọc bản thảo Tuổi 20 yêu dấu, thấy họ đọc liền mạch 7 chương. Đấy là cơ sở để tôi tin hàng của mình sẽ bán chạy.
Tôi không phải là người cầm bút mới viết để nôn nóng về sự nổi tiếng. Thậm🦄 chí tôi không viết nữa thì cái gọi là danh tiếng của tôi cũng đã như vậy rồi. Tôi r𓆉a cuốn sách này không phải để chứng tỏ ông vua truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là người có tài viết tiểu thuyết. Tôi tự thấy mình là người khá dày dặn trước sóng gió dư luận...
(Theo Thể Thao - Văn Hóa)