Đơn của nhà văn có ý kiến xác nhận của nguyên t💧hứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường﷽ Đặng Hùng Võ - thủ trưởng cũ của ông.
🦹Trong đơn, Nguyễn Huy Thiệp viết: “Tổng cộng thời gian tôi làm việc cho Nhà nước liên tục là 21 năm 6 tháng (...) nhưng tôi không được hưởng bất cứ quyền lợi gì theo chế độ Nhà nước ban hành. Chẳng lẽ những năm tháng đó trong cuộc đời tôi lại vô ích sao? Tôi có thể hỏi ai về việc này?".
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Ảnh: nguyenhuythiep.free. |
Năm 1970, tốt nghiệp khoa Lịch sử Đại học Sư phạm Hà Nội, Nguyễn Huy Thiệp tình nguyện đi dạy học ở miền núi trong phong trào "Thanh niên ba sẵn sàng". Từ đó đến 1980, ông có 10 năm dạy học tại Sơn La. Trở về Hà Nội, ông công tác tại nhiều cơ quan như Cục xuất bản 🌞Bộ Giáo dục, Công ty Sách và Thiết bị trường học, Nhà xuất bản Giáo dục. Tháng 9/1990, ông trở thành nhân viên của Công ty kỹ thuật trắc địa bản đồ thuộc Cục bản đồ Nhà nước do ông Đặng Hùng Võ làm giám đốc. Tháng 3/1992, nhà văn xin thôi việc theo chế độ 176 (hưởng trợ cấp một lần).
Giải thích cho quyết định từ bỏ cuộc đời công chức, nhà văn nói: "Lúc đó tôi còn trẻ, bắt đầu nổi tiếng, lại đang rủng rỉnh tiền và đặc biệt là quá đam mê văn chương nên có coi nhẹ đồng lương của viên chức. Hơn n🤡ữa, vào thời điểm đó, nhà nước vừa ra quyết định 176 - HĐBT về Sắp xếp lại lao động trong các đ🏅ơn vị kinh tế quốc doanh, tôi làm ở Công ty kỹ thuật trắc địa bản đồ là cũng có hơi trái chuyên môn nên đã tự nguyện xin nghỉ để chuyên tâm cho văn chương".
Tuy nghỉ theo chế độ 176, nhưng 15 năm trôi qua, nhà văn chưa nhận được bất cứ quyền lợi nào của một cựu viên chức nhà nước. Về chuyện này ông kể: “Sau khi tôi nghỉꦆ, có một ông tên là Liêm, cán bộ tổ chức Cục bản đồ Nhà nước đến tận nhà tôi và nói, đạiꦯ ý rằng: Ông là một nhà văn tài năng, mà hiền tài là nguyên khí quốc gia. Ông không phải đi đâu cả, cứ ung dung ngồi ở nhà, chúng tôi sẽ giải quyết mọi thủ tục và quyền lợi cho ông. Ông Liêm hứa sẽ quay lại sau một tuần, nhưng đến nay đã 15 năm ông vẫn chưa trở lại".
Hơn một thập kỷ qua, nhà văn không hề đề cập đến chuyện lương lậu, chế độ, phần vì bận rộn, phần vì ông ngại ngần thủ tục, giấy tờ. Nhưng bây giờ, khi tuổi đã cao, lực đã cạn và đã muốn lui về nghỉ ngơi, nhà văn càng thấy tiếc vì đã bỏ phí quyền lợi của gần 22 năm cống hiến. Hơn nữa, hồi t♈rước Tết Nguyên đán Đinh Hợi, nhà văn lên cơn đau tim. Ông nhập viện và phải móc túi tận 35 triệu đồng vì không có một thứ giấy tờ bảo hiểm nào hết. Sau lần đó, ông hoảng và cảm thấy ân hận vì trước đây đã ꦰlơ là các thủ tục hành chính để được hưởng chính sách của nhà nước.
Quyết định 176 - HĐBT về chế độ thôi việc: Đối với🗹 số lao động ra làm việc ở khu vực ngoài kinh tế quốc doa🐠nh được thực hiện chế độ trợ cấp thôi việc thì cứ mỗi năm công tác liên tục được trợ cấp một tháng lương cơ bản cộng phụ cấp (nếu có), tối thiểu là 3 tháng, do đơn vị trả. Nhà nước trợ giúp một phần đối với đơn vị có nhiều khó khăn nhưng tối đa không quá 1/2 số trợ cấp, phần trợ giúp này phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể. Trợ cấp theo chế độ này được chi trả trực tiếp một lần cho người lao động. Nếu nguồn chi trả và số tiền mặt có khó khăn thì bà❀n với người lao🦹 động trả rải ra một số lần. |
Nguyễn Huy Thiệp tâm sự, ông q🌺uyết định làm đơn trước hết xuất phát từ mục đích vật chất, dù hiện tại, nhuận bút từ việc in sách vẫn đảm bảo cho ông một cuộc sống khá dư dả. “Ban đầu, tôi cứ nghĩ, chắc cũng chẳng đáng là bao. Nhưng suy đi tính lại, nếu xử lý theo đúng chính sách, đâꦕy cũng là một khoản tiền không nhỏ".
Trao đổi với VnExpress, nguyên thứ trưởng Đặng Hùng Võ cho biết: "Tôi hoàn toàn ủng hộ nguyện vọng của ông Thiệp và cũng đang cố sức để giúp ông ấy. Thực ra, sau khi ông Thiệp thôi việc, Công ty kỹ thuật trắc đﷺịa bản đồ có một số thay đổi về tổ chức, nên có thể không có người lưu tâm đến việc giải quyết cho nhà văn. Hơn nữa, sự chậm trễ này cũng một phần do "đương sự" không nhắc nhở. 𒀰Nhưng đây là quyền lợi chính đáng của người lao động, nên tôi nghĩ giải quyết cho nhà văn là chuyện nên làm".
Về vấn đề này, một cán bộ thuộc Vụ Tiền lương Tiền công - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết: "Nhà nước đã có những quy định♏ rất rõ ràng về các chế độ, chính sách đối với người nghỉ việc. Vì thế, trong trường hợp người lao độꦜng nghỉ nhưng chưa nhận được lương hưu thì cần phải xét xem trách nhiệm đó thuộc về ai: đơn vị hay cá nhân người lao động. Các cơ quan chức năng sẽ dựa vào từng trường hợp cụ thể để giải quyết".
Nhiều ý kiến cho rằng, sau khi xuất bản một vài cuốn tiểu thuyết ba xu, Nguyễn Huy Thiệp đã bước sang dốc bên kia 𝔉của sự nghiệp. Bản thân ông, năm nay 58 tuổi, cũng đã muốn lui về nghỉ ngơi. Nhưng khi được hỏi về những dự định về văn chương, nhà văn vẫn ngập ngừng, như chính ông cũng không cầm nắm hay điều khiể𓆉n nổi niềm đam mê này. “Văn chương khó nói lắm, không định được. Nói là không, là thôi, nhưng biết đâu lại có sự thôi thúc nào đó từ bên trong, hay một cú hích nào đó từ bên ngoài và tôi sẽ lại phải cầm bút”.
Lưu Hà