Nhà văn qua đời ngày 2/10, thọ 𝓰78 tuổi. Theo người thân, những năm cuối, ông gắn liền với chiếc xe lăn, sức khỏe yếu. Nhà văn vốn đau đáu viết một cuốn sách đề tài xây dựng nông thôn mới nhưng chưa hoàn t🐠hành.
Nhiều bạn văn nhận xét văn chương Nguyễn Khắc Trường "mang lửa", "lúc nào cũng cháy rừng rực", căng thẳng và bất ngờ đến phút cuối. Năm 1988, sau chuyến đi thực tế ba tháng ở Bắc Thái (Bắc Kạn và Thái Nguyên ngày nay), Thanh Hóa, Hải Dương, ông bắt đầu viết. Trong cuộc trò chuyện với nhà thơ Trần Hoàng Thiên Kim, ông nhớ lại hành trình đi qua nhiều làng ở Triệu Sơn, Thọ Xuân và Nga Sơn, ba huyện đang gây xôn xao dư luận cả về mặt làm ăn khấm khá lẫnꦺ những bê bối, trì trệ. Ông muốn viết trung thực nhưng đầy tính nghệ thuật về làng quê. Câu chuyện chủ đạo lấy từ tỉnh Thanh Hóa nhưng tác giả "bê" các phong tục tập quán, ngôn ngữ từ vùng Thái Nguyên quê ông vào trang viết.
Năm 1990, tiểu thuyết ra đời, lập tức trở thành chủ đề được quan tâm trên văn đàn, đưa đến cuộc thảo luận do báo Văn Nghệ tổ chức vào tháng 1/1991. Tại sự kiện, nhà văn Nguyễn Khắc Trường nói về mục đích viết của ông: "Tôi muốn truy tìm tận gố♔c rễ sự xuống cấp, sự tha hóa về ꦓđạo đức của nông thôn chúng ta. Tôi thấy, một trong những nguyên nhân sâu xa ấy là vấn đề dòng họ. Đây là cái nhân của mỗi một làng từ ngày khai thiên lập địa, từ thời mở đất, thường là mỗi dòng họ lập nên một làng".
Những nhân vật như Chu Văn Quềnh, người đàn ông khờ dại chết sau một bữa no hay bà Son - người phụ nữ bị trói buộc bởi hủ tục, hiện lên sinh động, đầy chua xót. Bối cảnh xóm Giếng Chùa, núi Bụt được dựng lên qua ngòi bút sắc bén của một tác giả vừa am tường đời sống nông thôn Bắc bộ vừa thấ🎀u hiểu tâm lý, tập quán và hành vi của người quê lam lũ đủ thành phần. Có người là cán bộ nhà nước, có người lao động chân tay, họ sống giữa những đấu đá, thù hận lẫn yêu thương, tạo nên lát cắt xã hội thời hậu chiến còn nhiều đói nghèo, hủ lậu, quan liêu, tham nhũng, đầy biến động sau lũy tre làng giai đoạn nửa sau của thế kỷ 20.
Theo nhà nghiên cứu Hà Minh Đức, nông thôn được Nguyễn Khắc Trường nói đến là "nông thôn với cách nhìn chân thực, chủ động", với "nhiều chuyển động, xáo trộn, đấu tranh giữa cái tốt, cái xấu, tranh chấp nhau giữa các thế lực". Nông thôn theo cách nhìn nhận của tác giả "không cuộn lên trong các phong trào đấu tranh yêu nước, cải cách, hợp tác mà sôi lên từ những ♈nguyên n♏hân bên trong, những chuyện làng xóm". Ngòi bút của Nguyễn Khắc Trường được ví như "có lửa" bởi ông không ngần ngại vạch trần sự giả trá và cái ác.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh đã chỉ ra chỗ thành công của tác giả là "tạo được một không khí riêng cho tác phẩm, một không khí âm dương lẫn lộn, có nhân v𓆏ật thật khó tách b🐲ạch đâu là phần quỷ, đâu là phần người".
Mảnh đất lắm người nhiều ma phổ biến hơn khi được chuyển thể thành phim Đất và người do Nguyễn Hữu Phần, Phạm Thaꦏnh Phong đạo diễn, ra mắt năm 2002.
Nổi tiếng với một tác phẩm để đời nhưng ꦅNguyễn Khắc Trường từng khẳng định ông không phải người "ăn may". Nhà văn nói về quan điểm làm nghề: "Quan trọng nhất là s🐎ự trung thực, trung thực với cuộc đời và trung thực với trang viết. Tôi luôn viết những điều mình tâm niệm và cho là thật".
Thành công vượt bậc của tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma phần nào làm lu mờ phần còn lại trong sự nghiệp của ông. Tác phẩm hoàn thành khi ông ở�� tuổi 44, chín muồi trong cả c🔴uộc sống lẫn nghiệp viết.
Ông có ba tập truyện ngắn và vừa: Cửa khẩu (1972), Thác rừng (1976), Miền đất mặt trời (1982). Các tác phẩm chủ yếu xoay quanh người lính, được viết bằng cái tâm, cái tình của một người nhiều năm trong quân ngũ. Năm 1986, ông đoạt giải thưởng cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ và Đài tiếng nói Việt Nam 1986 với Gặp lại anh hùng Núp. Qua hình ản🉐h chiến sĩ Đinh Núp, ông dựng lại cả cuộc chiến đ🍸ấu bi tráng của người Tây Nguyên.
Sinh thời, ông thân với nhà thơ Hữu Thỉnh, Trần Đăng Khoa, nhà văn Lê Lựu - những người bạn của ông ở Trường Viết văn Nguyễn Du một thời. Theo nhà thơ Trần Đăng Khoa, điều làm nên thành công của Nguyễn Khắc Trường là sự chăm chỉ, tinh thần cầu tiến. Lứa nhà văn vào trường thời ấy chỉ học hết𝔍 phổ thông nhưng giàu kinh nghiệm sáng tác, trải nghiệm sống.
Có thời, Trần Đăng Khoa và Nguyễn Khắc Trường đi theo nhà văn Nguyễn Khải, học cách 🎐ông làm thế nào trong các chuyến đi thực tế, viết gì với những điều chứng kiến. Với Trần Đăng Khoa, Nguyễn Khắc Trường có gu thẩm mỹ chuẩn và giọng văn rất tinh. Ai có tác phẩm đưa cho ông đọc, ông sẽ đưa ra nhận xét thẳng thắn và chính xác.
Nhà văn Tạ Duy Anh từng viết về Nguyễn Khắc Trường: "Hầu như ông không biết nói dối. Mọi suy nghĩ của ông đều được thổ lộ bằng thứ giọng nói cho cả tổng nghe rõ. Bề ngoài ồn ào, thô mộc như vậy nhưng chớ ai nghĩ ông xốc nổi. Ông là người nhiều ưu tư, luôn sẵn mối quan tâm thường trực, nhất là trước những vấn đề tiêu cực ảnh hưởng tới xã hội. Khi đó nét mặt ông trở nên trầm buồn, chán nản và có phần thất vọng. Cũng kh🍨i đó tính cách k⭕hí khái, ngang tàng của ông được thể hiện rõ ràng nhất".
Ông không viết nhiều, nhưng viết chọn lọc. Nhà thơ Trần Đăng Khoa miêu tả: "Lão viết rất chậm. Cần mẫn như người thợ thủ công, lão tẩn mẩn💯 đẽo, gọt từng chữ,🍰 rồi lão cho vào cái lò bát quái, nhào luyện cùng với mồ hôi của mình".
Lễ viếng nhà văn diễn ra từ 7h30 đến 8h45 ngày 8/10, tại Nhà tang lễ Quốc g💃ia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Thi hài an táng tại nghĩa trang quê nhà ở xã Bình Sơn, Sông Công, Thái Nguyên.
Nguyễn Khắc Trường sinh năm 1946 tại Đồng Hỷ, Thái Nguyên. 19 tuổi, ông nhập ngũ, vừa phục vụ trong Quân chủng Phòng không - Không quân vừa viết báo, viết văn với bút danh Thao Trường. Ra trường, ông làm biên tập tạp chí Văn nghệ Quân đội. Năm 1993, ông chuyển ngành, công tác tại báo Văn nghệ, giữ chức phó tổꦏng biên tập. Ông cũng từng làm phó giám đốc, tổng biên tập Nhà xuất bản Hội nhà văn, Chủ tịch Hội đồng Văn xuôi khóa tám của hội.
Hà Thu