Ở buổi giao lưu tại Hà Nội, tác giả 59 tuổi cho b🧜iết: "Tôi mất mẹ khi vừa bốn tuổi. Mẹ tôi bị địch bắn vào đầu. Tôi viết để mọi người, nhất là giới trẻ có thêm tác phẩm để hiểu quá khứ của ông cha, từ đó trân trọng quá khứ và biết ứng xử với tương lai".
Sách dài 335 trang với 32 chương, lấy bối cảnh giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, như trích đoạn: "Tin tức chiến sự dồn dập, đạn nổ pháo ba𓄧y khắp nơi từ nông thôn đến thành thị. Những quả phụ trẻ khăn tang trắng vẫn bồng con nhỏ đi lãnh tiền tử tuất, những thương phế binh chiều chiều vẫn chống nạng đến quán rượu của bà Mười trước cổng nhà ga để uống rượu, bình luận về cuộc chiến và chửi thề".
Sơn, nhân vật chính, một chàng trai nông thôn trốn lính lên thành phố, y♒êu Diễm - một cô gái vùng ven pܫhố thị. Tình yêu vừa chớm nở đã bị chiến tranh chia cắt. Sơn luôn bị giằng xé khi không đứng về bên nào trong cuộc chiến. Anh mất phương hướng giữa lý tưởng, tình yêu đất nước và sự vô nghĩa của chiến tranh. Diễm lưu lạc trong tình yêu và trôi dạt trong những biến cố gia đình.
Xung quanh câu chuyện tình cảm còn xuất hiện hàng loạt mối quan hệ với n꧙hững nhân vật mang thân phận khác nhau. Nguyễn Thị Trang nhận tin bố mẹ൩ qua đời sau một trận đạn pháo, người yêu hy sinh trên chiến trường. Sau nhiều biến cố, cô quyết định chôn vùi thanh xuân trong rượu và ma túy ở vũ trường.
Ba nhân vật khác là anh em ruột trong một gia đình. Hai người chết vì "tận nghĩa ꦏvới quốc gia", còn một người "hy sinh vì Tổ quốc". Họ sống, chiến đấu cho các lý tưởng khác nhau nhưng chung số phận - đều bị bắn trên chính quê hương mình.
Hệ thống nhân vật trong tiểu thuyết khá đa dạng. Mỗi người đều có lựa chọn để quyết định cuộc đời mình. Bao trùm lên số phận của Sơn, Diễm, Hùng, Trang, Thành, Hoàng là bối cảnh đất nước bị𝓀 chia cắt bởi cuộc chiến lịch sử.
Ở chương 28, thời kỳ 🌞chiến tranh kết thúc được thể hiện qua lời nhân vật Hoàng: "Tuổi trẻ không đương🌼 đầu với khó khăn thì ai sẽ làm lành vết thương chi chít trên thân thể Việt Nam đau đớn này. Ngay cả hôm nay dù nơi mọi người sống trong hòa bình, thì còn bao nhiêu người lính chết trẻ ở chiến trường biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc?".
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, nói trong truyện, nhiều nhân vật, từ những người có thân phận nhỏ bé đến người có vị trí trong xã hội đều bị giày vò bởi cuộc chiến, giấc mơ dừng lại, số phận thay đổi. "Nhà văn đã chỉ ra🃏 bản chất kinh hoàng của chiến tranh, thông qua những phận🀅 người", ông Thiều nói.
Về đề tài chiến tranh trong các sáng tác, ông Nguyễn Quang Thiều nói thêm: "V𝓡iết về những cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc trong quá khứ, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đất nước hiện nay luôn là một đề tài lớn, được nhiều thế hệ nhà văn quan tâm và dành tâm huyết".
Nhà văn Nguyễn Một, 59 tuổi, còn có bút danh là Dạ Thảo Linh khi viết những cuốn sách dành cho thiếu nhi như Hoa dủ dẻ, Năm đứa trẻ xóm đồi, Long lanh giọt nắng. Ông là tác giả của gần 20 đầu sách đꦏa dạng thể loại, đề tài. Hiện ông là🔯 ủy viên Hội đồng văn xuôi - Hội Nhà văn Việt Nam.
Cảnh Quân