Khi Bắc Kinh từ năm ngoái bắt đầu gây sức ép với các hãng hàng không quốc tế buộc họ phải ghi rõ trên website của mình rằng Đài Loan🌊 là một phần lãnh thổ của Trung Quốc, một số hãng như British Airways hay Singapore Airlines đã tuân thủ yêu cầu. Tuy nhiên, hãng United Airlines lại có cách làm khác.
Hãng hàng không Mỹ này đã tạo ra một chức năng mới, cho phép người mua vé từ Đài Loan và Trung Quốc đại lục lựa chọn địa điểm của mình thông qua đồng tiền họ đang sử dụng, gồm Tân Đài Tệ và Nhân dân Tệ, nhằm thể hiện sự khác nhau giữa hai nơi. Động thái này của United Airways đã nhận được sự hoan nghênh và biết ơn của rất nhiều người Đài Loan, theo CNA.
Tiến sĩ Yew Chiew Ping, chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc đương đại tại Đại học Khoa học Xã hội Singapore, cho rằng phản ứng của người Đài Loan với hãng United Airlines phần ꦅnào lý giải cách hòn đảo này đáp lại đề xuất thống nhất theꦏo mô hình "một quốc gia, hai chế độ" mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra trong bài phát biểu hôm 2/1.
Đây là lần đầu tiên Chủ tịch Trung Quốc đưa Hong Kong, Macau ra làm hình mẫu để Đài Loan thống nhất với Trung Quốc đại lục, điều ông cho rằng "buộc p🦄hải diễn ra" và Bắc Kinh sẽ không từ bỏ phương án sử dụng vũ lực để đạt được mục tiêu thống nhất này. Ông sau đó còn kêu gọi quân đội Trung Quốc "sẵn sàng chiến đấu" và "giành thắng lợi trong những trận chiến đẫm máu để bảo vệ chủ quyền", như một thông điệp đầy tính đe dọa tới Đài Loan.
Theo tiến sĩ Yew, dường như ông Tập tin rằng đây là thời điểm phù hợp để đưa ra chính sách mới thể hiện sự cứng rắn hơꦡn với Đài Loan và làm hài lòng những người theo chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc, trong bối cảnh Bắc Kinh đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn về kinh tế và đối ngoại, trong đó có cuộc chiến thương mại khốc liệt với Mỹ.
Nhưng khi làm thỏa mãn những người có quan điểm cứng rắn và dân tộc chủ nghĩa trong nước, ông Tập lại khơi mào cho làn sóng phản ứng quyết liệt ở Đài Loan, nơi người dân từng theo dõi sát sao phong trào biểu tình chống Bắc Kinh bùng nổ ở Hong Kong năm 2014 và 🎶đang được lãnh đạo bởi một chính trị gia bác bỏ nguyên tắc "Một Trung Quốc".
Thái Anh Văn, lãn﷽h đạo đảng Dân Tiến (DPP) lên nắm quyền ở Đài Loan từ năm 2016, lập tức ra tuyên bố bác bỏ đề xuất của ông Tập, khẳng định Đài♑ Loan sẽ không bao giờ chấp nhận mô hình "một quốc gia, hai chế độ" và đây là quan điểm của đại đa số người dân hòn đảo.
💞 Phản ứng nhanh chóng và quyết liệt của bà Thái nhận được sự ủng hộ rất lớn trên mạng xã hội Đài Loan. Ngay cả lãnh đạo Quốc Dân đảng (KMT) đối lập cũng lên tiếng ủng hộ quan điểm của bà, khẳng định họ không bao giờ chấp nhận mô hình do ông Tập đề xuất.
Trong bài bình luận trên Washington Post, giáo sư Zhiqun Zhu tại Đại học Bucknell, Mỹ cho rằng lập trường ngày càng cứng rắn của bà Thái với Trung Quốc xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó đáng chú ý là sự can thiệp gần đây của Bắc Kinh khiến một loạt quốc gia cắt quan hệ ngoại giao với Đài Loan, việc các tập đoàn quốc tế bị gây sức ép để công nhận "một Trung Quốc" hay đảng DPP của bà đang mất d⛎ần sự ủng hộ và để thua KMT trong cuộc bầu cử địa𒅌 phương hồi năm ngoái.
Quan điểm cứng rắn này dường như là cách bà Thái đáp trả việc Văn phòng Các vấn đề Đài Loan của Trung Quốc lần đầu tiên công khai gọi bà là một "phần tử ly khai", đồng thời là một chiến thuật để lôi kéo sự ủng hộ của cử t♕ri trong bối cảnh cuộc bầu cử năm 2020 sắp diễn ra.
Các cuộc thăm dò dư luận được nhiều trường đại học, liên minh chính trị, tổ chức tư vấn thực hiện tại Đài Loan gần đây đều cho thấy phần lớn người dân hòn đảo đều muốn duy trì ♈hiện trạng, chỉ có khoảng 3% số ngư♛ời được hỏi muốn thống nhất với Trung Quốc đại lục.
Khảo sát do Đại học Chengchi thực hiện cho thấy tỷ lệ nhận mình vừa là người Đài Loan vừa là người Trung Quốc năm 1992 là 46%, nhưng con số này giảm xuống còn 37,2% trong năm 2018. Đây được coi là minh chứng cho thấy ngày càng nhiều người Đài Loan muốn duy trì một bản sắc riêng, khá🔯c với bản sắc Trung Hoa.
Cuộc thăm dò do Quỹ Dân chủ Đài Loan thực hiện năm 201🌠8 cho thấy 76,4% người được hỏi cho rằng nền chính trị hiện nay là hệ thống tốt nhất cho hòn đảo, dù nó vẫn còn tồn tại một số vấn đề. Hơn 68% người được hỏi khẳng định họ sẽ chiến đấu để bảo vệ hòn đảo nếu Trung Quốc phát động chiến dịch quân sự tấn công Đài Loan.
Tiến sĩ Yew cho rằng những khảo sát này cho thấy chính sách "cây gậy và củ cà rốt" mà Trung Quốc đang áp dụng với Đài Loan đã không thuyết phục được "nhân tâm" của hòn đảo. Gần 80% người Đài Loan phản đối cách Bắc Kinh cô lập Đài Bắc trên trường quốc tế bằng cách "tước đoạt" các đồng minh ngoại giao của hòn đảo, cũng như chiến ꩲthuật gây sức ép, đe dọa về chính trị, quân sự, ngoại giao với Đài Loan.
Bởi vậy, chuyên gia này tin rằng chính♛ sách của ông Tập với Đài Loan có thể "lợi bất cập hại", tạo ra hiệu ứng phụ là làm gia tăng tâm lý phản đối Bắc Kinh và phản đối việc thống nhất với đại lục. Dù ông Tập nôn nóng muốn thống nhất Đài Loan trong thời gian ông cầm ❀quyền, đa số người dân hòn đảo vẫn muốn duy trì hiện trạng và một chế độ chính trị khác biệt với Trung Quốc.
Th🅰eo Yew, những người có quan điểm cứng rắn ở Bắc Kinh cần hiểu rằng dù Quốc Dân đảng hay đảng Dân Tiến cầm quyền ở Đài Loan, họ đều sẽ không chấp nhận mô hình "một quốc gia, hai chế độ", bởi nó chẳng khác nào m🔯ột sự tự sát về chính trị nếu xét tới tâm tư, nguyện vọng của đại đa số cử tri trên hòn đảo. Trong bối cảnh đó, lời kêu gọi quân đội sẵn sàng chiến đấu của ông Tập càng "đổ thêm dầu vào lửa" và không giúp gì cho việc củng cố sự tin cậy lẫn nhau giữa hai bờ eo biển.
"Con đường hướng tới hòa bình chắc chắn sẽ gặp nhiều chông gai trắc trở, nhưng sự tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau, chứ không phải là đe nẹt hay cưỡng ép, mới là cách để đưa hai bên ti✅ếp tục ngồi vào bàn đàm phán", chuyên gia này nhận định.