Thai lưu là tình trạng thai nhi ngừng phát triển sau tuần thai 20, là một trong những biến chứng thai kỳ thường gặp. BS.CKI Lê Quang Hưng, Trung tâm Y học bào thai, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết nh🦄iều trường hợp thai chết lưu không rõ nguyên nhân, một số có thể do bất thường di truyền, dị tật bẩm sinh, bất thường bánh nhau và dây rốn, tiền sản giật, nhiễm trùng bào thai...
Bất thường di truyền và dị tật bẩm sinh
Các bất thường lệch bội nhiễm sắc thể như Down, Pat𒈔au, Edwards... gây nguy cơ thai chết lưu. Nhiễm sắcꩲ thể chứa gene quy định thông tin di truyền đặc điểm, điều chỉnh quá trình phát triển của bào thai. Thông tin bị lỗi ngăn cản các cơ quan của thai nhi hoạt động bình thường. Lúc này, thai nhi không nhận được dinh dưỡng cần thiết, chậm tăng trưởng trong tử cung, tăng nguy cơ thai lưu.
Các dị tật thành bụng (thoát vị rốn, thoát vị thành bụng), vô sọ, tắc nghẽn đường tiết niệu dưới, teo phổi, khuyết tật tim nghiêm trọng (thiểu sản tim 𒁏trái, tứ chứng Fal🐟lot)... ảnh hưởng đến chức năng sống của thai nhi, dẫn đến tử vong.
Bất thường nhau thai và dây rốn
Bánh nhau là cơ quan bám vào niêm mạc tử cung, kết nối thai nhi với thai phụ bằng dây rốn. Nhau thai truyền oxy, chất dinh dưỡng từ nguồn cung cấp máu của thai phụ đến bé. Nếu bánh nhau hoặc dây rốn xảy ra bất thường như u mạch máu nhau thai, dây rốn bám màng, mạch máu tiền đạo,𝔉 sa dây rốn... có thể ngăn cản bào thai nhận oxy, chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển. Điều này khiến thai chậm tăng trưởng trong tử cung, nghiêm trọng nhất là thai lưu.
Nhau bong non
Nhau bong non là tình trạng nghiêm trọng, trong đó bánh nhau tách một phần hoặc toàn bộ khỏi thành tử cung khiến thai nhi không nhận đủ oxy, chất dinh dưỡ𒅌ng, thường xảy ra sau tuần 20 thai kỳ.
Thai phụ cần được theo dõi chặt chẽ vì nhau bong non là tình trạng cấp cứu sản khoa, có thể dẫn đến rối loạn đông máu, nguy hiểm đến tính mạng của thai phụ và thai nhi. Các triệu chứng bao gồm đau bụng, cứng bụng, co thắt tử cung, xuất huyết âm đạ♌o có thể rất nhẹ. Nếu gặp bất kỳ triệu chứng bất thường, thai phụ cần đi khám ngay lập tức.
Tiền sản giật, sản giật
Đây là yếu tố nguy cơ chính dẫn đến thai chết lưu. Tiền sản giật xảy ra sau tuần thai 20 với các triệu chứng tăng huyết áp kèm lượng protein trong nước tiểu cao. Bệnh còn có thể đi kèm với suy giảm chức năng thận, tổn thương gan, giảm tiểu cầu𓂃, phù phổi, biến chứng thần kinh (đau đầu, co giật, đột quỵ, vấn đề về thị giác) và thai chậm tăng trưởng trong tử cung.
Bác sĩ Hưng cho biết bánh nhau trong💃 thai kỳ tiền sản giật thường nhỏ hơn bánh nhau ở thai kỳ bình thường cùng tuổi thai. Tổn thương nhau thai này có thể do thiếu tưới máu ở mẹ (lượng máu cung cấp đ♏ến thai nhi không đủ) hoặc bất thường mạch máu thai nhi. Đây cũng là lý do khiến thai chậm tăng trưởng trong tử cung, hậu quả là lưu thai.
Nhiễm trùng
Bác⛦ sĩ Hưng dẫn nghiên cứu cho thấy hơn 130 loại vi khuẩn gây nhiễm trùng tử cung, 1/3 trong số này là nguyên nhân dẫn đến thai lưu. Các loại nhiễm trùng có thể làm tổn thương b🐻ào thai như liên cầu khuẩn nhóm B, cytomegalovirus (CMV), E.coli, chlamydia, rubella, cúm, lyme, toxoplasma, herpes, sốt rét, Covid-19...
Thai nhi có khả năng bị nhiễm trùng trực tiếp qua bánh nhau với tổn thương ở tim, phổi, thận... Bánh nhau bị nhiễm trùng làm giảm lưu lượng máu đến bào thai. Trong trường hợp khác, virus gây bệnh nặng ở thai phụ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi. Nếu thai phụ nhiễm bệnh không được phát hiện sớm, điều trị, nguy cơ♛ cao khiến thai chết lưu.
Ngoài những nguyên nhân trên, c🏅ác yếu tố như thai phụ mắc bệnh lý, béo phì, dưới 20 tuổi hoặc trên 35 𒁏tuổi, hút thuốc, uống rượu, mang đa thai... cũng gây thai lưu.
Bác sĩ Hưng khuyến cáo khám thai định kỳ 🐲và sàng lọc các nguy cơ mang thai giúp hạn chế tình trạng . Những thai phụ từng bị lưu thai cần phối hợp chặt chẽ với bác sĩ trong quá trình chăm sóc trước sinh nhằm đảm bảo thai kỳ thuận lợi.
Ngọc Châu
Độc giả gửi câu hỏi về mang thai sinh con tại đây để bác sĩ giải đáp |