Cuối th🍸áng 4, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam công bố giá sách giáo khoa mới lớp 3, 7 v𒉰à 10 ở hai bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" và "Chân trời sáng tạo", áp dụng từ năm học 2022-2023.
Theo đó, bộ sách lớp 3 có giá 177.000 đến 183.000 đồng trong khi bộ hiện hành giá 58.000. Tương tự, sách lớp 7 giá 🐽gần 210.000 đồng, cao hơn 80.000. Sách lớp 10 giá 246.000-301.000 đồng một bộ tuỳ tổ hợp môn học, cao hơn bộ cũ 80.000 đến 140.000. Các mức này chưa bao gồm sách tiếng Anh.
Bộ sách còn lại, "Cánh diều", do một số nhà xuất bản cùng Công ty cổ phần đầu tư xuất bản - thiết bị giáo dục Việt Nam liên kết phát hành, cũng có giá cao tương tự,ꦏ thậm chí cao hơn một chút so với hai bộ trên.
Giá sách giáo khoa mới cao gấp nhiều lần sách cũ là vấn đề đã gây tranh luận trong ba năm qua, khi bắt đầu triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới với lớp 1, năm học 2020-2021.🌜 Đầu năm 2020, Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Tài chính đã đề nghị các đơn vị tham gia biên soạn, in ấn, phát hành phải k🦂iểm soát chặt chẽ chi phí, xác định giá sách giáo khoa đảm bảo nguyên tắc cân đối giữa lợi ích kinh tế doanh nghiệp và mục đích phục vụ xã hội. Bộ Giáo dục còn kiến nghị giá sách mới không vượt mức sách cũ đã bán ra thị trường trong năm học 2019-2020.
Tuy nhiên, đại diện các nhà xuất bản khi đó đều khẳng định giá sách không thể bằng hoặc thấp h💟ơn sách cũ vì nhiều lý do, dễ thấy nhất là hình thức, khổ sách, số lượng trang đã thay đổi theo chương trình mới. Ngoài ra, sách được thực hiện theo phương thức xã hội hóaඣ, không được trợ cấp một phần như sách cũ, nên chi phí được tính thêm vào giá.
Năm nay, tranh luận lại dấy lên khi ba bộ mới cũng có giá cao hơn nhiều lần. Nhiều phụ huynh cho rằng giá sách tăng đến "chóng mặt". Tu🔯y nhiên, phía nhà xuất bản khẳng định "giá sách được kê khai mới, không ꦿphải tăng giá" và "đã tiết giảm tối đa chi phí đầu vào để có giá bán phù hợp với đại đa số gia đình có con em đi học".
Là đơn vị phát hành cả bộ sách hiện hành và hai trong số ba bộ sách giáo khoa theo chương trình mới, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam chỉ ra một số điểm khác biệt cơ bản giữa chi phí tổ chức biên soạn sách mới và cũ.
Thứ nhất là về nguồn vốn. Việc tổ chức biên soạn, xuất bản sách giáo khoa hiện được thực hiện bằng nguồn vốn do doanh nghiệp tự đầu tư. Còn với sách giáo khoa cũ, chi phí tổ chức bản thảo được chi trả bằng ngân sách nhà nước và vốn vay Ngân hàng t🐈hế giới; Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam chỉ đảm nhiệm chi phí tổ chức tái bản.
Để đáp ứng yêu cầu của chương trình mới, theo nhà xuất bản, sách giáo khoa được đầu tư công phu về bản thảo, biên tập, thiết kế chế bản và t𝓰hực nghiệm. Do có nhiều bộ sách cùng được xuất bản nên số lượng phát hàℱnh mỗi đầu sách giảm đi so với khi chỉ có một bộ. Chi phí tổ chức bản thảo phân bổ cho mỗi bản sách sẽ cao hơn trước.
"Chi phí tổ ꧟chức bản💃 thảo sách giáo khoa hiện hành chỉ bằng khoảng 1/10 chi phí tổ chức bản thảo sách giáo khoa mới", đơn vị này khẳng định.
Thứ hai, theo nhà xuất bản, chi phí nhuận bút với sách giáo khoa mới cao hơn so với sách cũ do cơ chế cạnh tranh để tìm kiếm và giữ chân các tác giả giỏ🌃i.
Thứ ba, về quy cách chất lượng sách, sách giáo khoa mới có khổ 19x26,5 cm, lớn hơn 1,23 lần khổ cũ (17x24 cm). Sách cũng thay đổi theo hướng hình ảnh hoá nội dung nên được in với nhiều màu hơn. Do đó, đ♏ơn giá cô🙈ng in tăng lên 23% so với sách cũ.
Cuối cùng, Nhà xuất bản nhắc tới chi phí marketing. Khi có nhiều đơn vị cùng tham gia thị trường sách giáo khoa, chi phí cho hoạt động triển kꦕhai thị trường (marketing) như giới thiệu, cung cấp sách mẫu, truyền thông... cũng được đưa vào giá. Giá sách cũ không phải phân bổ cho khoản này.
PGS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng giá sách giáo khoa phụ thuộc vào chất lượng sách, cả về nội dung và hình thức. Các nhà xuất bản phải bỏ chi phí để mời những nhà viết sách có kinh nghiệm. Về hình thức, sách in bằng giấy dày, tốt, nhiều màu, hình ảnh đẹp, khổ rộng dễ xem sẽ có giá thành cao hơn sách in bằng giấy xấu, ít hình ảnh, màu sắc. Từ đó❀, các nhà xuất bản đưa ra giá sách và các chuyên gia của Bộ Giáo dục và Bộ Tài chính sẽ xem xét mức giá đó phù hợp không.
"Các bộ giáo khoa mới giá dao động 170.000 đến 250.000 đồng, tính ra bằng 5 bát phở thường. Xem chất lượng sách mới và so ꦓvới giá thị trường hiện nay, tôi thấy giá thành như vậy là vừ🌌a phải", ông Nhĩ nhận định.
Chuyên gia này chia sẻ thêm, với những người hoàn cảnh khó khăn, 200.000 đồng là số tiền không nhỏ. Nhà nước, các đơn vị phải hỗ trợ nhóm này bằng nhiều cách, trong đó có việc xây dựng thư viện dùngﷺ chung ở các t🔴rường để học sinh mượn sách. Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí, đồng thời xã hội hoá, tuyên truyền với phụ huynh về việc ủng hộ sách còn dùng tốt cho thư viện này.
Ngoài những vấn đề liên quan trực tiếp đến hoạt động xuất bản, số lượng đầu sách khác nhau giữa bộ cũ và mới cũng tạo chênh lệch giá. Với lớp 3, số cuốn trong bộ cũ là 6, gồm Tiếng Việt (tập 1 và 2), Toán, Tự nhiên Xã hội, Tập viết (tập 1 và 2♉). Trong khi đó, bộ sách mới có 12 cuốn gồm Tiếng Việt (tập 1 và 2), Toán (tập 1 và 2), Tự nhiên Xã hội, Đạo đức, Tin học, Công nghệ, Mỹ thuật, Âm nhạc, Hoạt động trải nghiệm, Giáo dục thể chất. Đây cũng là bộ sách chênh nhiều nhất về giá.
Sách giáo kꩵhoa mới giá cao hơn sách cũ kéo theo giá sách tham khảo, bổ trợ cũng cao hơn. Danh mục sách cần mua được các nhà trường đưa ra thường bao gồm cả sách bổ trợ, khiến tổng số tiền phụ huynh phải chi nhiều so với mức 177ꦗ.000-300.000 đồng nhà xuất bản công bố với riêng sách giáo khoa.
Theo Điều lệ trường Tiểu học, THCS và THPT, cá𓂃c sách tham khảo, bổ trợ không thuộc danh mục bắt buộc phải mua. Các nhà trường cũng không được ép phụ huynh, học sinh mua những sách này. Bộ đã có nhiều hướng dẫn yêu cầu các trường không bắt buộc học sinh mua sách tham khảo, bổ trợ.