Nhiệt độ cao nhất trong lịch sử Canada, 49,6 độ C, được ghi nhận tại Lytton, thị trấn chỉ có 250 cư dân sống giữa vùng đồi núi thuộc tỉnh bang British Columbia. Kỷ lục này gây ngỡ ngàng, bởi mức nhi꧒ệt đỉnh điểm trong tháng 6 tại thị trấn này thường chỉ khoảng 25 độ C.
Hiếm có hộ gia đình nào ở Lytton lắp điều hòa, thậm chí các ngôi nhà còn được thiết kế để giữ nhiệt. Giờ đây, những đám cháy rừng bùng phꦰát dữ dội khiến đa phần diện tích Lytton trở thành tro bụi, buộc cư dân tại thị trấn cùng hàng trăm người sinh sống xung quanh phải sơ tán.
Suốt nhiều thập kỷ qua, các nhà khoa học đã cảnh báo hiện tượng biến đổi khí hậu sẽ khiến những đợt nắng nóng♔ diễn ra thường xuyên hơn và dữ dội hơn. Điều đó đang trở thành hiện thực không những tại Canada, mà còn ở nhiều khu vực khác trên Bắc Bán cầu.
Tuần trước, vùng tây bắc nước Mỹ chứng kiến cảnh nắng nóng buộc hàng loạt trường học và doanh nghiệp phải đó💞ng cửa. Các điểm xét nghiệm Covid-19 và tiêm chủng lưu động ngừng hoạt động. Ở phía đông bắc, cư dân thành phố New York được yêu cầu không sử dụng các thiết bị tốn nhiều năng lượng, như máy giặt, máy sấy và cả máy điều hòa, để ♒tránh lưới điện bị quá tải.
Tại Nga, thủ đô Moskva hôm 23/6 báo cáo💯 mức nhiệt 34,8 độ C, cao chưa từng thấy trong tháng 6. Nông dân vùng Siberia cũng vật lộn bảo vệ cây trồng giữa thời tiết nắng nóng chưa có dấu hiệu kết thúc.
Ngay cả ở Vòng Bắc Cực, nhiệt độ đã tăng vọt đến hơn 30 độ C. Tổ chức Khí tượng Thế giới đang tìm cách xác minh mức nhiệt cao nhất trong lịch sử ở𝐆 phía bắc Vòng Bắc Cực kể từ khi bắt đầu thống kê, sau khi một trạm khí tượng tại thị trấn Verkhoyansk, Siberia, ghi nhận nhiệt độ 38 độ C hôm 20/6.
Tại Ấn Độ, hàng chục triệu người sống ở khu vực tây bắc đã chịu ảnh hưởng của các đợt nắng nóng. Cơ quan Khí tượng Ấn Độ hôm 30/6 cho biết thủ đô New Delhi và những thành phố xung quanh đang trải qua "nắng nóng cực độ nghiêm trọng", với nhiệt độ duy trì ở mứcཧ hơn 40 độ C, cao hơn 7 độ so với thông thường. Nắng nóng kết hợp với đợt gió mùa muộn đang khiến đời sống của nông dân tại những khu vực như bang Rajasthan trở nên khốn đốn🤡.
Trong khi đó tại Iraq, giới chức thông báo nghỉ lễ ở nhiều địa phương vào ngày 1/7, bao gồm thủ đô Baghdad, đơn giản bởi thời tiết quá nóng để làm việc hay học tập. Nhiệt độ tại nước này đã vượ🐬t 50 độ ✤C, khiến mạng lưới điện bị sập.
Theo giới chuyên gia, rất khó để xác định chính xác những hình 🔯thái thời tiết trên có mối liên hệ với nhau như thế nào, nhưng việc nắng nóng đồng loạt tấn công nhiều khu vực ở Bắc Bán cầu nhiều khả năng không phải sự trùng hợp.
"Các hệ thống áp cao mà chúng ta đang chứng kiến tại Canada và Mỹ đều do tác động của dòng tia, một dải không khí di chuyển rất nhanh ở độ cao hơn 9 km", Liz Bentley, giám đốcꦬ điều hành tại Hiệp hội Khí tượng Hoàng gia Anh, cho biết. Bà giải thích rằng dòng tia đang ngăn cản hệ thống ꦯthời tiết di chuyển từ tây sang đông như bình thường.
"Khi các dòng tia mắc kẹt trong cái gọi là khối Omega, bởi có hình dạng giống như chữ Omega trong tiếng Hy Lạp, nó sẽ không thể di chuyển đi bất cứ đâu. Do đó, áp suất cao được tạo ra cũng mắc kẹt nhiều ngày, hoặc vài tuần. Các khối Omega này xuất hiện tại nhiều nơi ở Bắc Bán Cầu, dẫn đến những mức nhiệt chưa từng thấy. Các kỷ lục đang bị phá vỡ không chỉ vài độ, mà hoàn t♛oàn sụp đổ", Bentley nói.
Giới khoa học đang nghiên cứu những công cụ phức tạp, giúp đánh giá nhanh chóng biến đổi khí hậu có khả năng đóng vai trò lớn đến đâu trong một hình t𒀰hái thời tiết cụ thể. "Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu nhanh nhằm tìm ra một vài đáp án sớm cho câu hỏi về vai trò của biến đổi ꦐkhí hậu", Nikos Christidis, chuyên gia tại Văn phòng Khí tượng Anh, cho biết.
"Chúng tôi nhận thấy nếu không có tác động của con người, mức nhi꧂ệt kỷ lục mới, cùng thời tiết nóng đến💙 vậy vào tháng 6 tại các khu vực ở Canada và Mỹ, gần như không thể xảy ra", Christidis cho hay.
Chuyên gia này cũng từng nhận định nếu kh𓄧ông có hiện tượng biến đổi khí hậu do con người gây ra, nắng nóng cực đoan ở tây bắc nước Mỹ, hoặc tâඣy nam Canada, sẽ chỉ xảy ra "hàng chục nghìn năm một lần", trong khi hiện nay cứ 15 năm lại xuất hiện. Ông nói thêm rằng nếu tình trạng phát thải khí nhà kính tiếp tục, khoảng cách sẽ chỉ còn 1-2 năm vào đầu thế kỷ sau.
Giới lãnh đạo chính trị dường như ngày càng thừa nhận rằng biến đổi khí hậu là nguyên nhân gây ra 🍒nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, đặc biệt là những đợt nắng nóng và bão.
"Biến đổi khí hậu đang dẫn đến sự kết hợp nguy hiểm của nắng nóng cực đoan và hạn hán kéo dài. Chúng ta đang chứng kiến những đám cháy rừng dữ dội hơn, di chuyển với tốc độ nhanh hơn và kéo dài hơn bình thường", Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu hôm 30/6.
Một số q🐼uốc gia, bao gồm Mỹ, Anh và những nước trong Liên minh châu Âu (EU), gần đây tăng cường cam kết xử lý vấn đề biến đổi khí hậu, nhưng giới khoa học và nhiều nhà hoạt động đánh giá họ vẫn chưa hành động đủ quyết liệt để kiềm chế mức nhiệt trung bình toàn cầu.
Các nhóm hoạt động về khí hậu cũng kêu gọi Canada gia tăng cꦏác cam kếꦑt về chống biến đổi khí hậu và hạn chế khai thác, sử dụng dầu khí. "Những mất mát và nỗi thất vọng do nắng nóng cực đoan, cùng những đám cháy thảm khốc ở Canada, là lời nhắc nhở về viễn cảnh tương lai khi khủng hoảng khí hậu ngày càng trầm trọng", Eddy Perez, một lãnh đạo tại tổ chức Mạng lưới Hành động Khí hậu Canada, cho hay.
"Với tư cách là một nhà sản xuất dầu khí, Canada vẫn cân nhắc tăng cường sử dụng nhiên liệu hóa thạch, ngu❀yên nhân trực tiếp dẫn đến gia t🐼ăng nhiệt độ toàn cầu", Perez nói thêm.
Ánh Ngọc (Theo CNN)