Kháng kháng sinh là hiện tượng vi khuẩn có khả năng tự phòng vệ chống lại tꩵác động của kháng sinh điều trị bệnh các bệnh nhiễm khuẩn. Tình trạng này đang có dấu hiệu gia tăng nhanh tại nhiều quốc gia và được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhận định là mối 🧸đe dọa sức khỏe toàn cầu vào năm 2019.
Sử dụng thuốc chưa hợp lý hoặc lạm dụng kháng sinh trong điều trị bệnh, cũng như dự phòng và 🦩kiểm soát nhi✨ễm khuẩn chưa tốt là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đề kháng kháng sinh hiện nay.
Trường hợp kháng kháng sinh cũng có thể xảy ra nếཧu bệnh nhân không dùng thuốc đầy đủ theo liệu trình chỉ ♌định của bác sĩ. Phổ biến là trường hợp người bệnh tự ý bỏ liều khiến vi khuẩn sống sót tiếp xúc với nồng độ kháng sinh dưới ngưỡng điều trị, từ đó làm tăng nguy cơ phát triển khả năng kháng thuốc của những vi khuẩn này.
Ngoài ra còn có lạm dụng kháng sinh trong nông nghi𒀰ệp. Kháng sinh được dùng ở động vật để dự phòng hoặc điều trị bệnh và thúc đẩy tăng trưởng. Chuỗi thức ăn có thể trở thành con đường truyền vi khuẩn kháng thuốc giữa các quần thể động vật và người.
Cách ngăn chặn tình trạng kháng kháng sinh
Kháng kháng sinh là một trong mối đe dọa sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới, ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc số🗹ng của người dân và sự phát triển của quốc gia. Tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp nhằm ngăn chặn sự gia tăng kháng kháng sinh là trách nhiệm chung của toàn xã hội.
Kháng kháng sinh do nhiễm khuẩn💫 hô hấp trong cộng đồng tại các nước châu Á - Thái Bình Dương ngày càng tăng cao. Đây là nguyên nhân không chỉ gây ra bệnh tật, mà còn có thể kéo theo gánh nặng về điều trị y tế và tổn thất kinh tế. Một số bệnh nhiễm khuẩn hô hấp trong cộng đồng có thể kể đến như viêm mũi xoang, viêm phổi mắc phải tại cộng đồng, đợt kịch phát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính...
Mọi người đều có thể tham gia vào việc giúp giảm thiểu tác động và hạn chế lan rộng đề kháng kháng sinh cụ thể như chỉ sử dụng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ, hoàn thành đủ liệu trình kháng sinh ngay cả khi bạn đã thấy khỏe hơn, không được dùng chung kháng sinh hay sử dụng kháng sinh còn thừa của người khác. Kháng sinh không phải là cách tốt nhất để đ﷽iều trị bệnh khi bạn chưa nắm rõ tác dụng và tác dụng phụ có thể có mà nó gây ꦺra.
Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế Việt Nam, Đại sứ quán Anh tại Việt Nam và Văn phòng đại diện GSK Pte Ltd tại Việt Nam vừa qua đã ký kết Biên bản ghi nhớ chương trình Hợp tác phòng, chống kháng kháng sinh tại Việt Nam giai đoạn 2021-2023 như là một trong những nỗ lực ngăn chặn kháng kháng sinh tại nước taꦦ, góp phần đảm bảo sức khỏe và hạnh phúc cho thế hệ tương lai.
Các đơn vị sẽ triển khai các chương trình nâng🍒 cao năng lực nhân viên y tế về điều trị và kê đơn kháng sinh hợp lý cho các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp trong cộng đồng, đồng thời thực hiện chiến dịch truyền thông thay đổi nhận thức, hành vi cꦺủa người dân trong việc sử dụng kháng sinh...
Ngọc An
Chung tay ngăn chăn tình trạng kháng kháng sinh là chương trình 💜giáo dục bệnh dành cho công chúng được phối hợp thực hiện bởi Hội Hô hấp TP HCM và Văn phòng đại diện GSK Việt Nam. Bạn nên tư vấn bác sĩ để hiểu thêm về các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp trong cộng đồng và được chẩn đoán, điều trị thích hợp.