Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là gì?
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (tên tiếng Anh là Chronic Obstructive Pulmonary Dis🐬ease – COPD) là tình trạng viêm niêm mạc đường thở mạn tính gây giảm chức năng thông khí ở phổi. Người bệnh thường cảm thấy khó thở vì đường thở bị tắc nghẽn (hẹp so với bình thường) và có thể dẫn đến suy hô hấp. Điều trị bệnh đúng có thể làm chậm tiến triển của bệnh nhất là khi được phát hiện ở giai đoạn sớm tránh được các biến chứng nguy hiểm.
Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh COPD khá cao ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tuy nhiên lại rất ít người có kiến thức về bệnh. Theo nghiên cứu của TTND.GS.TS.BS Ngô Quý Châu, Chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam, Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội và các cộng sự, COPD là bệnh rất phổ biến, tỷ lệ mắc bệnh chiếm 2% dân số tại Hà Nội và 5,65% tại Hải Phòng. Tuy ꦕnhiên trong một nghiên cứu khác ước tính tỷ lệ mắc COPD dựa trên việc hút thuốc thì tỷ lệ mắc ở Việt Nam là 6,7% cao nhất trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Trong lĩnh vực điều trị tại bệnh viện, bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính cũng là bệnh lý chiếm tỷ lệ cao nhất trong các bệnh hô hấp, cho thấy gánh nặng về bệnh tật tử vong cũng như gánh nặng về kinh tế xã hội do bệnh gây ra.
"Tỷ lệ mắc bệnh thực tế nhiều hơn so với thống kê do nhiều người không có thói quen khám sức khỏe định kỳ đặc biệt những ngư🐓ời hút thuốc, thậm chí cả với những trường hợ🥂p xuất hiện dấu hiệu, người bệnh vẫn chủ quan không đi khám", Giáo sư Châu cho biết.
Các triệu chứng thường gặp
Các triệu chứng của 🍰COPD thường không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với các bệnh hô hấp khác cho đến khi có xuất hiện tổn thương phổi và thường trở nên trầm trọng hơn theo thời gian, đặc biệt nếu tiếp tục tiếp xúc với khói thuốc. Tổn thương trong 🧸bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ban đầu chủ yếu tập trung ở các nhánh phế quản nhỏ có đường kính < 2mm và nhu mô phổi.
Các dấu hiệu mắc bệnh COPD ban đầu𝓀 có thể bao gồm:
-
Cảm thấy khó thở khi gắ♉ng sức, đặc biệt là trong các hoạt động thể chất
-
Thở hụt hơi
-
Tức ngực
-
Ho có đờm kéo dài
-
Nhiễm trùng đường hô hấp thường xuyên
-
Thiếu năng lượng
Ở giai đoạn muộn hơn khi bệnh tiến triển:
-
Khó thở cả khi nghỉ ngơi
-
Thở rít, khò khè
-
Hoạt động giảm sút nhiều, thậm chí không hoạt động🦹 được vì khó thở
-
Giảm cân ngoài ý muốn (trong giai đoạn sau)
-
S🅘ưng phù ở mắt cá chân, bàn chân hoặc chân, tiểu ꧋ít
Những người mắc bệnh cũng có khả năng trải qua các đợt cấp, trong đó các triệu chứng trên trở nên tồi tệ hơn so với triệu chứng thông thường hàng ngày và kéo dài ít nhấꦫt vài ngày đến vài tuần tùy theo từng trường hợp. Trong những trường hợp nặng có thể phải nhập viện, điều trị kháng sinh, thở máy, corticoid...chức năng hô hấp giảm sút, thời gian sống còn bị rút ngắn.
Khi xuất hiện các biểu hiện ở giai đoạn ban đầu, người bệnh thường chủ quan cho rằng, những cơn ho, khạc đ🤡ờm là bệnh bình thường. Do đó, không có các can thiệp kịp thời, dẫn đến tiếp tục tiến triển nặng lên đến khi xuất hiện triệu chứng khó thở liên tục. Ban đầu, tình trạng khó thở thường chỉ꧂ xuất hiện khi gắng sức, càng về sau cơn khó thở càng xuất hiện thường xuyên hơn, và đến giai đoạn cuối cùng người bệnh cảm thấy khó thở ngay cả khi đang nghỉ ngơi trên giường.
Để đánh giá mứꦐc độ khó thở, có thể sử dụng thang 🃏phân mức độ:
-
Mức độ 0: Không khó thở khi leo cầu thang
-
Mức độ 1: Khó thở khi leo cầ🔯uജ thang từ tầng 2 trở lên
-
Mức độ 2: Khó thể khi leo dốc
-
Mức độ 3: Khó thở khi đi lại✅ tốc độ bình thường trên đường bằng cùng người khác cùng 🎶độ tuổi
-
Mức độ 4: ꧙Khó thở khi đi lại với tốc độ bình thường và thường xuyên phải dừng lại để nghỉ
-
Mức🦹 độ 5: Khó thở khi thực hiện các công việc ♛hàng ngày như mặc quần áo, đánh răng rửa mặt...
Nguyên nhân
Theo PGS.TS.ꦗBS Chu Thị Hạnh, Trưởng khoa Nội Hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, có 🅷2 yếu tố có thể là nguyên nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính:
-
Các yếu tố môi trườ♏ng (yếu tố nguy cơ cꦜhính): Khói thuốc lá, thuốc lào, khí thải, khí độc công nghiệp...
-
Các yếu tố nội tại: Tình trạng thiếu hụt, khuyết tật về ge🐬n như thiếu hụt men alpha 1 antitrypsin.
꧒Hút thuốc lá chiếm hơn 80% các trường hợp mắc bệnꦚh. Khoảng 20-30% số người hút trên 20 điếu thuốc lá mỗi ngày sẽ có các biểu hiện sớm hoặc muộn của COPD.
Bệnh phổi tắc😼 nghẽn mạn tính đợt cấp do tiếp xúc bụi nghề nghiệp xảy ra ở khoảng 10% các trường hợp. Thợ mỏ, công nhân xây dựng, thợ dệt, công nhân làm việc tại các xưởng luyện kim, nông dân là những người thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố kích thích phế quản dẫn tới nguy cơ cao mắc bệnh. Các yếu tố gây bệnh bao gồm: khí độc, xi măng, các sản phẩm than đá, bụi silic và các chất kích thích sử dụng trong nông nghiệp.
COPD là tình tr🥂ạng biến đổi cấp tính của triệu chứng hô hấp từ giai đoạn ổn định của bệnh trở nên xấu đột ngột vượt quá những dao động hàng ngày, đòi hỏi phải thay đổi điều trị thường qu🤡y của bệnh nhân COPD.
Các yếu tố khác như ô nhiễm không khí không phải là nguyên nhân trực tiếp, tuy nhiên cũng có thể ảnh hưởng tới sự phát triển bệnh bao gồm: 🐟Chứa yếu tố làm bệnh nặng lên về lâu dài và tăng nguy cơ tử vong ở những người sꦕuy hô hấp nặng.
Phương pháp chẩn đoán
Bệnh được chẩn đoán chủ yếu dựa🌞 trên những người ở độ tuổi n🌸goài 40, có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào hoặc tiếp xúc khói bụi kéo dài. Kết quả chẩn đoán được xác định khi thấy có rối loạn thông khí tắc nghẽn cố định.
Đo chức năng hô hấp (hô hấp ký) là xét nghiệm cho phép kiểm tra và phát hiệꩲn mức độ nặng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Xé♒t nghiệm này cho biết thông tin chính xác về lưu lượng không khí lưu thông trong phế quản và trong phổi. Đây là thăm dò khá đơn giản và không gây đau đớn, khó chịu hay tai biến cho người bệnh.
Hô hấp ký là xét nghiệm cần thiết để:
-
Chẩn đoán xác định COPD và phân biệt bệnh với các bệnh phổi khác như hen phế 🐽quản;
-
Đánh giá sớm mức độ tắc nghẽn phế quản;
-
Theo dõi tiến triển của bệnh;
-
Lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.
Ngoài đo chức năng hô hấp đơn thuần, những thăm dò chức năng phổi hữu ích trong đánh giá b𒐪ệnh bao gồm: Đo dung tích toàn phổi, đo thể tích khí cặn, 🌞khuếch tán khí qua màng phế nang mao mạch (DLCO).
Các biến chứng
PGS.TS.BS Chu Thị Hạnh cho biết thêm, nếu không được phát hiện và can thiệp sớm, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể gây ra một số biến chứng nặng 𝓡nề, ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống người bệnh, thậm chí nguy hiểm tính mạng như:
Tràn khí màng phổi: Người bệnh có tình trạng tắc nghẽn đường thở kéo dài dẫn tới hiện tượng lượng khí hít vào trong phế nang không được thở ra hết (gọi là bẫy khí). Lượng khí tích tụ này tăng lên làm cho phế nang bị căng giã༺n, mỏng dần đi và dễ bị vỡ vào khoang màng phổi gây ra tràn khí màng phổi. Tính mạng người bệnh sẽ bị đe dọa nếu tình trạng này kéo dài và không được khắc phục.
Suy tim: Trong giai đoạn nặng của bệnh, không khí ra vào phổi bị cản trở và không được đổi mới thường xuyên, bên cạnh đó, do vách các phế nang (túi khí củaꦺ phổi) cũng bị phá hủy, lại càng làm cản trở sự trao đổi khí, do vậy làm nồng độ khí oxy trong máu bị giảm, tích đọng nhiều khí cacbonic. Tình trạng thiếu o♈xy thường xuyên sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của các cơ quan đặc biệt là tim.
Không những vậy, tổn thương phế quản, phế nang và các mạch máu phổi càng nhiều khiến áp lực máu trong tuần hoàn phổi càng tăng, tim phải làm việc nhiều hơn, lâu ngày sẽ dẫn tới tình trạng giãn và 𝕴thậm chí là suy tim phải.
Giảm tuổi thọ: Ngay cả bệnh nhân mắc bệnh ở mức độ nhẹ cũng có thờꦉi gian sống giảm hơn bình thường, người mắc COPD càng nặng thì thời gian sống càng ngắn. Hầu hết các bệnh nhân đều được chẩn đoán khi bệnh đã nặng hoặc rất nặng. Chỉ khoảng 70% bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nặng và 30% rấ✤t nặng sống sót sau 5 năm phát hiện bệnh.
Khoảng 30% bệnh nhân chết vì suy hô hấp cấp và mạn tính, sau đó là suy tim (13%).🔯 Các nguyên nhân gây tử vong tiếp theo bao gồm: Nhiễm trùng hô hấp, nhồi máu phổi, rối loạn nhịp tim, ung thư phổi.
Tàn phế: Theo GS.TS.BS Ngô Quý Châu, COPD là bệnh có khả năng gây tàn phế 🐈cao. Đối chiếu tiêu chuẩn tàn phế của Tổ chức Y tế Thế giới, tàn phế của bệnh do các điểm chính sau:
-
Tàn phế hô hấp: tình t♛rạng khó th๊ở, teo cơ do tắc động viêm toàn thân và các thuốc sử dụng sẽ làm giảm khả năng vận động.
-
Tàn phế về mặt xã hội: người bệnh sẽ có cảm giác như bị tách b🉐iệt khỏi xã hội, hoạt động thường ngày phải phụ thuộc người khác. Tình trạng kéo dài có thể dẫn đến trầm cảm, chất lượng cuộc sống bị suy giảm nghiêm trọng. Khoảng 60% các bệnh nhân có chỉ định thở oxy dài hạn, những trường hợp này thường cần nằm tại chỗ từ 16-18 giờ/ngày, càng làm gia tăng tìn🎐h trạng trầm cảm của bệnh nhân.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể chữa khỏi hoàn toàn không?
Cho đến nay chưa có bất kỳ phương pháp nào có thể điều trị khỏi hoàn toàn COPD. Tuy nhiên, nếu người bệnh đến khám sớm, 🌼tuân thủ nghiêm ngặt chỉ dẫn của bác sĩ bệnh có thể được kiểm soát và giảm số đợt cấp cần✨ nhập viện.
Khi đang điều t🉐rị, người bệnh cầ🦄n lưu ý tuân theo các chỉ dẫn:
-
Bỏ hút thuốc, tránh tiếp xúc với khói thuốc;
-
Dùng thu🅰ốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, đúng liều lượng, đúng ❀cách;
-
Tiêm phòng vắc xin cúm, phế cầu và ho gà;
-
Hiểu về🍰 bệnh và các dấu hiệu cần thay đổi điều trị, khám bác sĩ hoặc nhập viện cấp cứu.
Các loại thuốc giúp giảm triệu chứng bệnh bao gồm các thuốc giãn phế quản, thuốc corticoid. Nhìn chung, các thuốc đường xịt, hít, phun khí dung thường được ưu t🔯iên sử dụng hơn so với thuốc uống hoặc thuốc tiêm truyền tĩnh mạch. Điều trị bằng thuốc giãn phế quản được chỉ định khi có khó thở, tuy nhiên hiệu quả của thuốc giãn phế quản trong COPD không phải lúc nào cũng được như mong muốn.
-
Phục hồi chওức năng hô hấp là một cách điều trị nhằm giúp giải phóng sựꦕ tắc nghẽn phế quản bởi dịch tiết khi có các đợt cấp và cũng là cách điều trị phục hồi chức năng phổi.
-
Điều trị Oxy (Oxy liệu pháp) được chỉ định ở giai đoạn suy hô hấp khi 🍷người bệnh thiếu oxy trong máu.
-
Thở máy không xâ🔥m nhập có thể được chỉ định trong trường hợp suy hô hấp nặng, mệt cơ hô hấp
-
Đặt van một chiều nội phế quản, phẫu thuật giảm thể tích phổi được đặt ra trong các trường hợp đặc biệ💟t để điều trị trong trường hợp giãn phế nang khu trú.
-
Liệu pháp tế bào gốc có thể được khuyến cáo trong tương l♚ai.
Phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Theo GS.TS.BS Ngô Quý Châu, không hút thuốc là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất để phòng ngừa và thay đổi dꦗiễn tiến ở tất cả các giai đoạn của bệnh kể cả ở mức độ chưa có triệu chứng hay mức độ rất nặng. Bên cạnh đó, mỗi người cần hạn chế đến mức thấp nhất tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ như: khí, hóa chất, khói độc hại, bụi. Nếu công việc buộc phải làm việc trong môi trường khói bụi thì cần có bảo hộ lao động để bảo vệ đường hô hấp đúng tiêu chuẩn.
Ngoài ra, tiêm phòng cũng là biện pháp được các chuyên gia khuyến khích sử dụng. Người lớn tuổi là đối tượng cần chú ý tiêm phòng để tránh nhiễm khuẩn đường hô hấp, đặc biệt là tiêm vắc xin phòng cúm, phế cầu và ho gà. Viêm phổi do phế cầu khuẩn không chỉ nguy hiểm với trẻ nhỏ♔ mà còn là nguyên nhân gây tử vong nhanh ở người cao tuổi, đặc biệt người có bệnh lý mạn tính ở phổi.
Bên cạnh đó, mỗ🥃i người cần tập thể dục đều đặn hàng ngày, tập các bài tập phù hợp với thể trạng, đặc biệt là các bài tập thở đú✤ng cách, tốt cho hệ hô hấp. Không chỉ người bệnh, những bài tập thở còn mang lại rất nhiều lợi ích cho tất cả mọi người.
Điều trị COPD tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
Khoa Nội hô hấp, là địa൲ chỉ tin cậy trong việc điều trị các loại bệnh hô hấp thường gặp như: COPD, viêm phế quản cấp, viêm phổi do các loại vi khuẩn, virus, nấm; hen phế quản, ung thư phổi, tràn dịch màng phổi, giãn🌊 phế quản, bệnh phổi kẽ, xơ phổi, bụi phổi, hội chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ, các bệnh lý phổi trong các bệnh hệ thống...
Khoa sở hữu đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, đặc biệt là GS.TS.BS Ngô Quý Châu, "cây đại thụ" trong lĩnh vực nội hô hấp của Việt Nam. Ông từng đảm nhiệm các chức vụ quan trọng như Trưởng bộ môn Nội tổnಞg hợp Trường Đại học Y Hà Nội, Chủ tịch Hội hô hấp Hà Nội và nguyên Giám đốc Trung tâm Hô hấp kiêm Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai.
Bên cạnh đó,ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ để chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho người bệnh đồng thời mang lại dịch vụ tư vấn chăm sóc sức khỏe toàn diện cho khách hàng, Khoa Nội hô hấp BVĐK Tâm Anh cũng được đầu tư hệ thống trang thiết bị, máy móc tiên tiến, hiện đại hàng đầu thế giới như: hệ thống nội soi màng phổi, hệ thống nội soi phế quản ống mềm hiện đại dải tần hẹp NBI, máy chụp X-quang công ngh✱ệ cao, máy chụp CT 128 dãy để phát hiện sớm ung thư phổi, màng phổi và các bệnh lý hô hấp khác...
Anh Ngọc