TS.BS Đặng Thị Ngọc Bích, chuyên khoa Da liễu - Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết viêm nang lông là tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng ảnh hưởng đến một hoặc nhiều nang lông. Viêm nang lông cóꦐ thể xảy ra tại bất kỳ vùng da nào, kể cả da đầu, nhưng nhiều nhất là vai, lưng, đùi, mông, cổ và nách, những nơi thường gặp ma sát.
Da của người viêm nang lông thường xuất hiện những vết sưng nhỏ giống mụn trứng c♍á hoặc phát ban có cảm giác ngứa, khó chịu. Một nang lông bị viêm có thể lây sang các nang lông xung quanh. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, có thể chia thành ba nhóm sau ꦍđây:
Vi khuẩn: Tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh và vi khuẩn gram âm gây viêm nang lông phổ biến nhất. Chúng tồn tại sẵn trên da mà không có tìn✅h trạng nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, nếu da xuất hi💯ện vết xước hay vết thương hở, các vi khuẩn này có thể xâm nhập vào các nang lông và dẫn đến viêm nhiễm.
Nấm: Nấm men là tác nhân chủ yếu làm cho nang lông tại các vùng da lưng, ngực, vai bị viêm. Ở lứa tuổi thanh thiếu niên, tuyến bã nhờn hoạt động mạnh tạo điều kiệ𝓰n lý tưởng cho nấm phát triển, các vấn đề về da.
Các nguyên nhân khác: Viêm nang lông còn có thể do ký sinh trùng hoặc tình trạng lông mọc n𝓡gược. Các yếu tố này chủ yếu gây viêm vùng cổ và mặt.
Bác sĩ Bích cho biết thêm ngoài các tác nhân chính, một số yếu 🧔tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như mặc quần áo không thấm hút tốt, thói quen ngâm mình trong bồn nước nóng hoặc hồ bơi công cộng không được thay nước thường xuyên. Tổn thương do cạo và tẩy lông, đội tóc giả, thuốc trị mụn trứng cá, đổ nhiều mồ hôi, mắc bệnh tiểu đường, cơ địa suy giảm miễn dịch cũng là y🧸ếu tố nguy cơ.
Nếu không điều trị, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng như nhiễm trùng tái phát, lan rộng sang các nang lông xung quanh, sẹo vĩnh viễn, hình thành các mảng da có màu sắc không đều tạm thời, phá hủy nang lông, rụng tóc vĩnh viễn, mụn nhọt dưới da.
Để phòng bệnh, bác sĩ Bích khuyến cáo thường xuyên vệ sinh và lau khô da bằng khăn sạch, không dùng chung khăn tắm hay khăn mặt với người khác. Nên giặt khăn mặt, khăn tắm thường xuyên bằng xà phòng và nước 🐟nóng.
Điều trị các bệnh liên quan đến như đổ mồ hôi quá nhiều, thường xuyên vệ sinh bồn tắm bằng nước nóng. Nếu có bể bơi tại nhà, nên thường xuyên thay nước, làm sạch bằng clo. Sau khi sử dụng hồ b▨ơi công cộng, nên tắm bằng nước sạch và lau khô người ngay. Trường hợp bệnh tái phát nhiều lần cần đến gặp bác sĩ để có biện pháp điều trị phù hợp.
Yến Nga
Độc giả gửi câu hỏi bệnh da liễu tại đây để bác sĩ giải đáp |