Trong hội thảo khoa học quốc tế Bảo vệ bản quyền sách trên không gian mạng chiều 15/9 tại TP HCM, nhà văn cho biết ở những sự kiện ra mắt tác phẩm, nhiều độc giả ôm hàng đống sách giả đến nhờ ôn♋g ký tặng. Có người xếp hàng bốn, năm giờ dưới trời nắng, khi gặp được Nguyễn Nhật Ánh thì bàng hoàng nhận ra chồng sách của mình là giả. Một lần, giao lưu với sinh viên ở một làng đại học, ông ngỡ ngàng vì số sách họ đem đến xin chữ ký có gần phân nửa là in lậu, được mua từ các tiệm gần đó.
Nhà văn từng rơi vào tình huống sượng sùng, khó xử khi chứng kiến độc gi♏ả bật khóc do mua phải sách giả. "Tôi chắc chắn tâm hồn các em đã hụt hẫng, đổ vỡ giống như những gì đang diễn ra trong tôi. Những rạn nứt đó sẽ để lại những chấn động tinh thần, ảnh hưởng tiêu cực đến các em sau này", ông nói.
Nguyễn Nhật Ánh ví nạn sách lậu như một dịch bệnh, ảnh hưởng nặng nề đến hình ảnh quốc gia. Nếu người nước ngoài đến Việt Nam, biết được sách lậu đang hoành hành, ông tin thiện cảm của h✱ọ về đất nước và con người nơi đây sẽ ⛦vơi đi ít nhiều. Nhà văn cho rằng một quốc gia mà nạn xâm phạm bản quyền diễn ra ngang nhiên với quy mô ngày càng lớn, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ dè dặt khi hợp tác.
Theo ông, sách giả, sách lậu là vấn nạn từ lâu, bày b꧟án khắp nơi từ các trường học đến hội sách, và bây giờ được rao công khai trên mạng. "Nó như một thứ virus liên tục bào mòn sức khỏe văn hóa, tinh ꧅thần của cộng đồng", ông nói.
Câu chuyện sách giả, sách lậu là tâm tư chung của nhiều đơn vị xuất bản, phát hành trong hội thảo. Bà Phan Thị Thu Hà - giám đốc Nhà xuất bản Trẻ - cung cấp số liệu nghiên cứu của Media Partners Asia, năm 2022, Việt Nam đứng thứ ba trong khu vực (sau Indonesia và Philippines) về tỷ lệ vi phạm bản quyền trên không gian số, đứng𒁏 thứ nhất về đầu người (khoảng 15,5 triệu người xem bất hợp pháp), làm thất thoát khoảng 348 triệu USD.
Theo bà Hà, có ba hình thức vi phạm bản quyền chính trên mạng. Một là sao chép các nội dung, sau đó đăng tải trên website, mạng xã hội. Nhiều độc giả có xu hướng thích dùng nội dung không có bản quyền này, do có nhiều website lậu, diễn đàn cung cấp với giá rẻ, thậm chí miễn phí.
Hai là bán sách lậu thông qua mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử. Giá sách giả được bán chỉ bằng một nửa, thậm chí 1/3 sách thật. Ngoài thiệt hại tới các đơn vị xuất bản, độc giả cũng mua phải sản phẩm kém chất lượng, nhiều lỗi sai. Do sách được bán online, độc giả nhận rồi mới phát hiện.
Ba là livestream theo hình thức tóm tắt, đánh giá (review) sách. Theo thông lệ, vi๊ệc quảng cáo chỉ được sử dụng khoảng 10% nội dung tác phẩm, nhưng nhiều người đã đọc toàn bộ nội dung sách nhằm tăng tương tác.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà - cho biết năm 2011-2012, chỉ một số sách của đơn vị này bị sao chép trên mạng bằng c✱ách phát tán file PDF. Đến nay, 70% sách điện tử của Thái Hà đã bị các đơn vị khác làꦫm lậu. Nhiều kênh YouTube thu tiền quảng cáo từ việc đăng video sách nói song chưa mua bản quyền từ tác giả hay nhà xuất bản.
Các đại diện hiệp hội xuất bản trong khu vực cũng bày tỏ tình trạng nhức nhối của nạn sách lậu. Ông Atty. Dominador D. Buhain - Chủ tịch Hội xuất bản Philippines - ví ngành xuất bản đang đối diện với những "cướp🍎 biển" bắt chước, sao chép tác phẩm người khác một cách tràn lan, bất hợp pháp. Nhiều đơn vị phát hành tại Philippines than thở về mối đe dọa vi phạm bản quyền nội dung số đối với ngành xuất bản, cho rằng các nhà văn, họa sĩ vẽ minh họa, thiết kế đồ họa đang "sống trong một giai đoạn đầy xung đột".
Các diễn giả hiến kế giảm thiểu vấn nạn sách giả. Theo bà Hà, các trang kinh doanh sách lậu tồn tại ở nhiều hình thức, bị phát hiện thì lập tức xuất hiện trang khác. Do đó, cần có quy định pháp luật yêu cầu doanh nghiệp quản lý mạng xã hội phải thiết lập cơ chế lưu thông tin người dùng bằ💃ng căn cước công dân, số điện thoại, địa chỉ liên hệ, và bắt buộc cung cấp những thông tin này cho cơ quan nhà nước khi có yêu cầu. Nhà quản lý cần đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, để người dân ý thức việc sử dụng những tác phẩm sao chép, vi phạm bản quyền là vi phạm pháp luật.
Ông Hùng cho rằng ngoài việc ngăn chặn 🍨phát hành lậu, cần thực hiện các biện pháp phạt hไoặc xử lý hình sự đối với các cá nhân hoặc tổ chức vi phạm bản quyền trực tuyến. "Điều này có thể bao gồm mức phạt tiền hoặc hình phạt tù đối với các hành vi vi phạm nghiêm trọng", ông nói.
Đồng quan điểm, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh kỳ vọng các nhà thực thi luật pháp nghiêm minh hơn, các nhà làm luật cần rà soát lại hành lang pháp lý để điều chỉnh tội danh, khung hình phạt sao cho đủ sức răn đe. Theo ông, nếu hành vi thu lợi bất chính chỉ bị phạt 30 triệu đồng như hiện tại, đối tượng làm sách giả, sách lậu sẽ không bao giờ chùn tay.
"Dĩ nhiên, cần có sự chung tay của xã hội, kêu gọi nâng cao ý thức của cộng đồng, nhưng tôi vẫn trông chờ nhất ở các cơ quan có thẩm quyền. Nếu chỉ để những nạn nhân thâm niên của tệ nạn này là các nhà văn, đơn vị xuất bản tuyệt vọng lên tiếng, hành trình chống sách giả, sách lậu sẽ chẳng thể nào đến đích", ô𓄧ng nói.
Sự kiện nằm tr📖ong Hội nghị thường niên Ban chấp hành Hiệp hội Xuất bản Đông Nam Á, diễn ra từ ngày 14 đến 16/9 tại TP HCM. Ngoài hội thảo chính, ban tổ chức triển lãm sách về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, sáng 15/9. Triển lãm giới thiệu hơn 100 đầu sách theo chuyên đề, như sách về Chủ tịch Hồ Chí Minh, tủ sách trưng bày ấn phẩm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Mai Nhật