- Ý tưởng về triển lãm “Vô diện” của anh có từ khi nào?
- Cách đây 4 tháng, tôi chợt nảy ra ý định tổ chức một triển lãm cá nhân mang dấu ấn của riêng mình. Tôi biết việc này rất khó, đặc biệt là với một người trẻ. Loay hoay tìm phong cách thể hiện, tôi nhận ra mình có lợi thế nhất khi vẽ chân dung theo bút pháp truyền thần. Đó là sự pha trộn của những nét cổ xưa của trường phái “pop art” với những màu sắc rực rỡ và sự tương phản mạnh mẽ. Tôi lao vào làm việc quần quật suốt ngày đêm. Khi mỗi bức tranh được hoàn thành, tôi che kín lại không ngắm nhìn nó nữa để tránh đi sự giống nhau về thần thái gương mặt, nhất là đôi mắt - nơ𒈔i thể hiện cảm xúc tập trung nhất.
Họa sĩ Nguyễn Phan Bách tại triển lãm "Vô diện". Ảnh: P.T. |
- Bút pháp truyền thần hiện đại mà anh lựa chọn dễ khiến người ta liên tưởng đến loại tranh… thờ cúng. Nhưng chính điều này khiến nhiều người nhận ra trong tranh của anh “những ký hiệu và dấu vết tâm linh của vài ba thế hệ người Việt Nam”. Anh nghĩ sao về điều này?
- Tôi vẽ về bất cứ gương mặt nào tôi nhớ ra hoặc đã gặp, có khi là một nhân vật trong truyện ngắn của bố tôi mà tôi bất chợt tưởng tượng ra. Chính điều đó làm người ta tưởng đã gặp nhân vật trong tranh ở đâu đó, giống mà lại không giống với người họ đã gặp. Người nhận ra “những ký hiệu và dấu vết tâm linh của vài ba thế hệ người Việt Nam” trong tranh của tôi chính là…💜 bố tôi. Riêng về điều này tôi thấy ông rất hiểu tôi. Nhưng cũng có nhiều bạn bè và đàn anh như hoạ sĩ Lê Thiết Cương lại nhận ra, trong mỗi bức tranh là một câu chuyện một hoàn cảnh, thậm chí là chân dung của cả một thời với những được - mất, vui - buồn, khổ đau - hạnh phúc… Nhưng với hội hoạ, mỗi người đều có cảm nhận riêng, hơn nữa ngôn ngữ của màu sắc cũng rất khó diễn tả thành lời. Tôi muốn nói rằng, mỗi gươnꦫg mặt trong tranh của tôi là một câu chuyện đằng đẵng về cuộc sống.
- Với cây cọ, anh diễn đạt được bao nhiêu suy nghĩ ở trong lòng mình?
- Tôi luôn cố gắng như vậy. Khi còn nhỏ, bố tôi thường kể chuyện cho tôi nghe theo một cách rất đặc biệt, đó là vừa kể vừa vẽ các nhân vật lên tường cho tôi dễ hiểu. Tôi thích vẽ từ nhỏ, đến khi ý thức được thì﷽ đã lựa chọn hội hoạ là cách biểu đạt tư duy của mình.
- Anh phải chịu áp lực nào từ sự nổi tiếng của cha?
- Thực ra bố tôi không nói với tôi về bài viết của mình, ngay cả những nhận định của ông sau khi những bức tranh của tôi hoàn thiện. Từ trước đến nay, tôꦐi luôn sống mà không có một áp lực nào và cũng chưa bao giờ tôi nghĩ mình là con của người nổi tiếౠng. Bốn năm học Đại học Mỹ thuật đến khi ra trường, tốt nghiệp loại ưu nhưng chẳng có thày cô nào biết tôi là con của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Tôi hoàn toàn có thể tự tin ngoài danh tiếng của bố. Tôi luôn nghĩ rằng, mỗi người có một con đường riêng, giống như một bài toán có nhiều cách giải. Cách giải mà đúng thì cho đáp số đúng. Có điều, tôi tin cách giải của tôi sẽ ngắn hơn cách giải của bố tôi.
- Anh có những dự định gì sau triển lãm đầu tiên này?
- Tôi chưa dám nói trước điều gì, nhưng chắc chắn thành công của triển lãm lần này là động lực để tôi dồn tâm sức tổ chức tiếp một triển lãm nữa vào tháng 12. Tôi muốn trung thành với phong cách đã lựa chọn. Tôi thích được đi nhiều vùng quê, gặp nhiều con người, nghe kể về nhiều số phận để có một “quá khứ” mà người nghệ sĩ cần huy động khi sáng tạo. Người ta nói rằng: "Làm trai cho đáng nên trai/ Phú Xuân đã trải Đồng Nai cũng từng". Tôi thích 🍌câu ca dao này.
Phong Trầm thực hiện