Không học mỹ thuật bài bản, vẽ bằng bản năng. Năm 2012, ông gặp một người thổi sáo mù khi đang ngồi uống cà phê ở Hà Đông. Khúc nhạc ông ta thổi ám ảnh tâm trí Nguyễn Quang Thiều. Ông vẽ bức Người thổi sáo đầu tiên từ đó và lặp lại hꦬình ảnh này trong nhiều t🧸ác phẩm.
Họa sĩ Lương Xuân Đoàn - Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam - nhận xét Nguyễn Quang Thiều đã tạo ra thế giới mộng mị, trừu tượng, ẩn chứa chất thơ trong từn𝕴g bức họa. Ông có cách chơi màu táo bạo, tạo nên sự tươi vui, rực rỡ cho các bức tranh. Chất dân gian qua hình ảnh những chiếc bình, cây sáo trúc, chim muông, hoa lá... cũng hiện lên rõ rệt.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa cảm nhận thế giới tranh Nguyễn 🧜ꦡQuang Thiều độc đáo. Ông ấn tượng với những bức chân dung Nguyễn Quang Thiều vẽ các bạn văn như Nguyễn Văn Thọ, Thành Chương, Lê Thiết Cương...
Họa sĩ Trần Thắng ấn tượng với bức Người thổi sáo số 3 và 14. "Trong bức Người thổi sáo số 3, bút pháp siêu thực của ông được thể hiện rõ rệt. Người thổi sáo mang dáng vẻ hành khất. Bức tranh như đang bay lên, trôi theo ánh sáng. Tôi vẫn có cảm giác nỗi đau từ những cành cây bị phạt đứt. Mảng tranh màu nước gợi nhiều cảm xúc, sự suy ngẫm, trong sáng và hồn nhiên như tranh của Mark Chagall", họa sĩ Trần Thắng nói. Triển lãm Người thổi sáo kết thúc vào ngày 15/1.
* Một số tác phẩm trong triển lãm
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều sinh năm 1957 tại Hà Nội. Ông từng nhận hơn 20 giải thưởng văn học trong nước và quốc tế, trong đó có giải của Hội Nhà văn Việt Nam cho tập thơ Sự mất ngủ của lửa (1993). Ngoài ra, ông là tác giả của nhiều kịch bản sân khấu, điện ảnh và hơn 500 bài bút ký, tiểu luận. Những năm gần đây, ông dành tâm huyết viết cho trẻ em. Ông bắt đầu vẽ từ năm 2005, theo sự thúc giục của một người bạn. Sau đ🅠ó, nhà thơ bỏ dở hội họa bảy năm, bắt đầu quay lại sáng tác từ năm 2012. Ba năm ﷽gần đây, vẽ tranh trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của ông.
Hà Thu