Hoàng Anh Lê
Những tranh luận dấy lên vào mỗi thời điểm thi ca bước sang giai đoạn mới, hay trước mỗi hiện tượng thơ với những tiếng nói khác lạ trong tiến trình đổi mới kể từ đầu thế kỷ 20 tới nay. Nguyễn Quang Thiều và thơ ông là một hiện tượng, một đại diện của giai đoạn từ 1975 đến đương đại, khuấy lại câu hỏi, cũng như thức dậy việc đi tìm câu trả lời cho bài toán muôn thuở nhưng thức thời: Thơ hiện⛦ đại Việt Nam - Truyền thống hay cách tân? Dân tộc hay hiện đại? Phương Đông hay phương Tây?
Sáng 28/6, tại Viện văn học Việt Nam diễn ra cuộc tọa đàm khoa học “Thơ Việt Nam hiện đại và Nguyễn Quang Thiều” nhân xuất bản tập thơ “Châu thổ”. PGS. TS Nguyễn Đăng Điệp - Viện trưởng Viện văn học - đề dẫn, cuộc tọa đàm mở lòng trước những tranh luận đa chiều, dựa trên những luận chứng khoa học về thơ Nguyễn Quang Thiều, rộng hơn là để nói về thơ Việt Nam hiện đại và rộng hơn nữa là nền thơ Việt Nam. Trong bản đề dẫn của𝓀 mình, PGS. TS Nguyễn Đăng Điệp đưa ra ba vấn đề chính như một gợi mở cho tọa đàm. Thứ nhất: Trên tiến trình đổi mới thơ ca Việt Nam hiện đại, từ cuộc cách mạng của Thơ Mới, tới thơ ca chống Pháp 1945 - 1954, thơ ca chống Mỹ 1954 - 1975 và sau 1975 đến nay, việc hiện đại hóa thơ ca vẫn tiếp diễn mạnh mẽ. Và Nguyễn Quang Thiều là một hiện tượng nổi bật trong số những cây bút từ sau 1975, với những cách tân ráo riết, táo bạo; Thứ hai: Bản thân thơ Nguyễn Quang Thiều, kể từ tập “Sự mất ngủ của lửa” in năm 1992, đã định hình một giọng điệu, ngôn ngữ, phổ hình riêng và mới trong thơ ca Việt Nam hiện đại và là một thứ thơ có từ trường; Thứ ba: Bài toán dân tộc và hiệ💮n đại đặt ra trong thơ Nguyễn Quang Thiều.
PGS. TS Nguyễn Đăng Điệp - Viện trưởng Viện văn học chủ trì cuộc tọa đàm. Ảnh: Xuân Thủy. |
Các đại biểu đều khẳng định vị trí của Nguyễn Quang Thiều như một thi sĩ cách tân trong dòng chảy🔯 thi ca đương đại. Những tham luận và trao đổi làm sáng tỏ dần câu chuyện: trong khi đi tìm một sự cách tân đến triệt để như vậy, với những câu thơ dài, tự do, trương nở về cú pháp và ngữ nghĩa, Nguyễn Quang Thiều đứng ở đâu trong mối quan hệ giữa cái dân tộc và hiện đại? Và một phần khác của buổi tọa đàm dành để nói về những yếu tố nội dung, hình thức mới lạ của thơ Nguyễn Quang Thiều.
Nhà thơ, nhà phê bình, PGS. TS Hồ Thế Hà mở đầu với tham luận “Thơ Nguyễn Quang Thiღều nhìn từ mẫu gốc”. Từ góc nhìn p🍰hân tâm học, Hồ Thế Hà cắt nghĩa, trong thơ Nguyễn Quang Thiều có một nỗi ám ảnh mang tên làng Chùa, quê hương tác giả. Từ mẫu gốc làng Chùa ấy phái sinh nhiều cổ mẫu như dòng sông, những người phụ nữ (bà, mẹ, người đàn bà gánh nước sông…). Đó chính là căn nguyên để tạo ra một thế giới hình ảnh đa phân, biến ảo trong thơ Nguyễn Quang Thiều, như trong “Bài hát về cố hương”:
"Đâu đây có tiếng nói mê đàn ông bên mái tóc đàn bà
Đâu đây thơm mùi sữa bà mẹ khe khẽ tràn vào đêm
Đâu đây những bầu vú con gái tuổi mười lăm như những mầm cây đang nhoi lên khỏi đất
Và đâu đây tiếng ho người già khúc khắc
Những trái cây chín mê ngủ tuột khỏi cành rơi xuống
Góc vườn khuya cỏ thức một mình"
Nhà thơ Mai Văn Phấn cắt nghĩa lộ trình sáng tạo của Nguyễn Quang Thiều và nhận định, chính nhà thơ đã đổi🐟 mới hơn, hiện đại hơn ở “Sự mất ngủ của lửa” - tập thơ được đánh giá là dấu mốc quan trọng của sự nghiệp thơ Nguyễn Quang Thiều - so với thuở “Ngôi nhà 17 tuổi”. Kết hợp giữa hiện thực và siêu thực, Nguyễn Quang Thiều tạo ra một không gian biến hóa. Nó là không gian của cội nguồn được nhân bản. Không ít đại biểu nhận định, Nguyễn Quang Thiều đã xây dựng được một không gian văn hóa sông Đáy, mạch ngầm chảy suốt trong thơ ông.
Nhà văn Nguyễn Đình Chính, con trai nhà thơ Nguyễn Đình Thi, bày tỏ, Nguyễn Quang Thiều đã thấm phù sa văn hóa dân tộc để viết nên vần thơ hiện đại. Không phải riêng Nguyễn Đình Chính, nhiều đại biểu khác trong buổi tọa đàm đồng nhất, trong thơ Nguyễn Quang Thiều có hành trình của Trở về (với quê hương, nguồn cội hay với cái gọi là tính dân tộc trong thơ) - Ra đi (rời khỏi Tổ quốc, tiếp cận những nền văn minh ở trời Tây, hay rời khỏi những khuôn mẫu thơ truyền thống) - rồi lại Trở về (với những giá trị của truyền thống, nguồn cội nhưng nhìn nó bằng một con mắt khác, với một diễn ngôn khác đầy mới mẻ và sự lạ hóa trong 🔥cách nhìn nhận).
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp phát biểu tại cuộc tọa đàm. Ảnh: Xuân Thủy. |
Được viết bằng thứ ngôn ngữ ký hiệu, giàu ẩn dụ, liên tưởng, biểu cảm mạnh mẽ, tầng tầng cấu trúc về ngữ nghĩa lẫn hình ảnh, thơ Nguyễn Quang Thiều được không ít người cho là khó đọc, khó hiểu. Thậm chí, có người còn gọi đó là thứ thơ dịch, thơ lai căng, hoàn toàn đi ngược với truyền thống. Nhà văn Đặng Thân phản biện lại bộ phận độc giả này. Theo Đặng Thân, cần phải cắt nghĩa lại thế nào là thơ truyền thống, khi mà☂ Đường luật vốn không phải thể thơ dân tộc, lục bát không chỉ riêng Việt Nam mới có - theo một phát hiện mới đây. Trong khi đó, nhà thơ Đặng Thân đọc thấy ở thơ Quang Thiều sự gần gũi với sử thi “Đẻ đất đẻ nước” của người Mường. Vậy, cái được cho là lai căng, thật ra lại là cái gần cội nguồn nhất. Đặng Thân nhận định, Nguyễn Quang Thiều cách tân đến tận cùng để trở về với cội nguồn.
Một nội dung khác trong buổi tọa đàm đi sâu vào nội dung và hình thức biểu hiện trong thơ Nguyễn Quang Thiều. Nhà phê bình Phạm Xuân ཧNguyên cho rằng, thơ Nguyễn Quang Thiều giàu duy cảm. Bằng lối viết nhiều mê dụ ấy, nhà thơ đã tạo ra một làng Chùa vừa thực, vừa ảo trong lòng người đọc. Và thơ Thiều cũng là thế giới của hoài niệm, về một quê cũ - quê gốc, quê thứ🗹 hai - nơi nhà thơ hiện sống và quê thứ ba là cả địa cầu này.
Nhà phê bình Nguyễn Chí Hoan trình bày cú pháp tạo dựng cổ tích trong thơ Nguyễn Quang Thiều, nơi mà trí tưởng tượng mô tả chính nó thông qua các hình ảnh của thực tại, ví như cܫái tên “Sự mất ngủ của lửa”. Nguyễn Chí Hoan cũng cho rằng, người đọc phải dùng tưởng tượng để đọc thơ Nguyễn Quang Thiều. Bút pháp tượng trưng, lạ hóa tứ thơ, kết cấu vẫy gọi… cũng là những điều được các đại biểu nhắc tới trong thơ Nguyễn Quang Thiều.
Định giá lại những khen chê, Nguyễn Huy Thiệp - người có vị trí trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 - phát biểu, một cuộc tọa đàm về Nguyễn Quang Thiều và Thơ là cần thiết. Nhà văn đánh giá người bạn của mình là một nhà thơ có tư tưởng, mà thường những nhà thơ lớn đều là những người có tư tưởng, về văn hóa, con người, cuộc sống. Nguyễn Huy Tꦡhiệp cũng chia sẻ mối đồng cảm về nghiệp văn với bạn văn, rằng mọi người thường nhìn vào thàn🐼h công mà ít thấy được nỗi cô đơn của công việc sáng tạo.
Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến cho biết, nếu cần có một tuyển tập Thi nhân Việt Nam thứ hai, thì 10 bài của Nguyễn Quang Thiều hoàn toàn có thể đặt đồng đẳng với 10 bài của Xuân Diệu. Nhà văn Văn Giá trích dẫn một bài phê bình của Hữu Thỉnh và nói, anh chưa hoàn toàn tán thành với quan điểm của Hữu Thỉnh, cho rằng thơ chống Mỹ vẫn là trụ cột cách tân của thơ hiện đại. Trả lời thắc mắc này, Hữu Thỉnh trả lời, ông sẽ điều chỉnh ý kiến của mình sau khi nghe nhận xét này. Trong một thời đại đa cực, văn học cũng có nhiều trung tâm và không thể nói thế hệ nào là trụ cột. Hoặc cách khác, có thể nói rằng, có một trụ cột khác đã nổi lên với Nguyễn Quang Thiều, Mai Văn Phấn, Trần Quang 🤪Quý, Đặng Huy Giang…
Đông đảo bạn bè tới dự tọa đàm về thơ của Nguyễn Quang Thiều. Ảnh: Xuân Thủy. |
Vậy, Nguyễn Quang Thiều đã đóng góp những gì vào tiến trình đổi mới. Theo nhà thơ Hữu Thỉnh, những đóng góp đó là: Một từ trường thẩm mỹ mới, khước từ mọi thứ thơ ca “véo von, nhễ nhại”; Cộng hưởng nhiều luồng ý kiến, cả tranh luận và im lặng tạo nên sự “đa chiều, xôm tụ”; Tạo ra được một giọng điệu riêng; Nguyễn Quang Thiều cũng là “phù thủy” của liên tưở♑ng tạo ra một ám ảnh trong thơ; Và cuối cùng, mỗi bài thơ đều được dán tem. Nó là sự cộng hưởng của những đối lập nhưng lại ban bố sự bình đẳng của chi tiết, và đó là một hiện tượng thơ tiêu biểu cho giai đoạn hội nhập.
Hữu Thỉnh khẳng định, Nguyễn Quang Thiều thuộc về truyền thống văn học, mà truyền thống của văn học đó là truyền thống của cách tân. Đó cũng là câu trả lời cho câu chuyện của Thơ hiện đại Việt Nam, qua trường hợp cụ thể là Nguyễn Qu𓆉ang Thiều.
Buổi tọa đàm không sa đà vào việc khen, duy một vài ý tưởng coi thơ Nguyễn Quang Thiều là một "dự báo", "tiên liệu", "đánh thức thi ca loài người" nha𓂃nh chóng được quên đi trong mạch đánh giá một cách luận chứng về một thực thể khoa học. Tuy vậy, tọa đàm còn ít ý kiến vạch ra cái thiếu, cái chưa hay, ngoài việc nhà thơ Hữu Thỉnh cho rằng, thơ Nguyễn Quang Thiều lạm dụng sự kể, cầ🌄n một khoảng vô thanh, một chiếu nghỉ để lắng dư âm từ những cái hữu thanh.
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều im lặng suốt cuộc tọa đàm kéo dài một ngày và chỉ ♋lên tiếng vào phút cuối. Ông không nói nhiều, chỉ mượn lời gợi ý của nhà thơ Hữu Thỉnh để nói rằng, đã đến lúc Nguyễn Quang Thiều "tìm một chiếu nghỉ", một sự im lặng để lắng nghe và tiếp nhận tất cả những ý🐬 kiến về thơ mình.
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều sinh ngày 13/2/1957 tại Làng Chùa, Ứng Hòa, Hà Tây (nay là Hà Nội), hꦏiện sống ở Hà Đông. Bắt đầu viết văn từ năm 1983, ông đoạt giải thưởng Hội Nhà văn 1993 cho ꩵtập thơ “Sự mất ngủ của lửa”. Nguyễn Quang Thiều đã xuất bản 10 tập thơ, 16 tập văn xuôi, 3 tập sách dịch và hơn 300 bút ký, tiểu luận, phê bình, tản văn. Ông cũng có thơ và truyện ngắn xuất bản ở Hoa Kỳ, Pháp, Australia, Nauy, Thụy Điển, Nhật, Ireland, Colombia, Venezuela, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan. Tập thơ "Châu thổ" được tuyển từ 6 tập thơ đã xuất bản của Nguyễn Quang Thiều: "Ngôi nhà 17 tuổi" (1990), "Sự mất ngủ của lửa" (1997), "Những người đàn bà gánh nước sông" (1995), "Nhịp꧑ điệu Châu thổ mới" (1997), "Bài ca những con chim đêm" (1999), "Cây Ánh Sáng" (2009). |