Tôi nhìn thấy có ba bên cùng hưởng lợi ❀từ kế hoạch tham vọng này. Chính quyền địa phương mong muốn thu hồi đất để nâng cấp đô thị. Người dân, đang sống trong những căn nhà lụp xụp ô nhiễm ven kênh rạch, có thể thay đổi điều kiện sống nhờ vào tiền đền bù. Doanh nghiệp bất động sản có cơ hội bán được nhiều căn hộ để trả nợ, trả lãi trong bối cảnh thị trường đang "đóng băng".
Lợi ích của các bên là hoàn toàn hài hoà. Việc di dời, vì thế, lẽ ra phải khá thuận lợi. Nhưng không. Chính quyền đánh giá, kế hoạch có khả năng "phá sản". Đến hết 🌞quý II năm nay, thành phố mới bồi thường và dời được 657 căn, đạt hơn 10%. 💧Chỉ còn hai năm để hoàn thành 90% còn lại.
Không chỉ ở Việt Nam, việc phát triển và cải tạo đô thị thường kèm theo nhiều xung đột lợi ích. Các hộ dân không chịu di dời vì sự gắn kết lâu đời với nơi họ đã sinh sống. Giá đền bù thường được cho là chưa thỏa đáng. Hoặc họ chưa rõ chất lượng cuộc sống tại khu tái địn♍h cư. Các mối làm ăn buôn bán mới sẽ được xây dựng như thế nào, việc ăn học của con em sẽ ra sao. Đây là các mối quan tâm chính đáng. Cá biệt có một số hộ dân không chịu dời đi vì lòng tham. Hiểu và giải đáp được các trăn trở và nguyện vọng trên của người dân, việc giải 𓆉tỏa sẽ thuận lợi hơn.
Chính quyền địa phương có thể kết hợp với doanh nghiệp xây dựng sẵn các khu định cư phù hợp, dựa trên khảo sát ý kiến người dân bị di dời về việc các khu tái đị🌄nh cư n꧋ên được quy hoạch, thiết kế như thế nào. Sự đa dạng loại hình nhà ở sẽ góp phần đáp ứng tốt hơn nhu cầu và túi tiền khác nhau của người dân. Khu tái định cư phải có đầy đủ công năng của một đô thị hoàn chỉnh như công viên, cây xanh, bệnh viện, trường học, trung tâm mua sắm... Người dân hài lòng với nơi ở mới sẽ vui lòng và nhanh chóng di dời.
Lý thuyết là thế, nhưng trong thực tế, cân bằng giữa lợi ích của chính phủ, người 🅘dân, và doanh nghiệp luôn 𝓀là bài toán nhiều thách thức.
Giải pháp đôi bên cùng có lợi, hay 😼"đồng lợi", là một hướng tiếp cận chính, đã và đang định hình sự phát triển bền vững của các thành phố lớn trên thế giới. Thành phố New Islington, Manchester, Vương Quốc Anh là một ví dụ điển hình. Islington cũ cần được cải tạo. Người dân được mời đến lấy ý kiến về thành phố mới sẽ được quy hoạch, thiết kế, và xây dựng như thế nào. Năm 2002 dự án được khởi công. Người dân vẫn tiếp tục lưu trú sinh hoạt tại khu ở cũ cho đến khi khu tái định cư mới xây xong. Ngày nay, New Islington với kiến trúc độc đáo, xanh, đẹp, hiện đại, với khu trung tâm thương mại, văn phòng công ty, bến du thuyền... từng được bầu là nơi đáng sống nhất Vương quốc Anh.
Hafen, Hamburg (Đức) là một dự án phát triển đô thị lớn nhất châu Âu. Từ năm 2006, Uỷ ban Phát triển Đô thị của thành phố tham gia vào các cuộc đối thoại rộng rãi với công chúng để đảm bảo các mối quan tâm của người dân được giải qu🌌yết. Cuộc thi kiến trúc của thành phố được tổ chức để chọn ra thiết kế tốt và sáng tạo nhất. Kết quả, thành phố mới được xây dựng, chú trọng phát triển bền vững, sinh thái, nhiều không gian công cộng, các yếu tố bền vững về kinh tế, cơ hội việc làm, và khả n𝓀ăng chống chọi cao với lũ.
Tại Hàn Quốc, dự án khôi phục dòng suối Cheonggyecheon là một minh họa về sự đồng lợi đã mang lại thành công. Do ô nhiễm, năm 1958 chính quyền Seoul đã ph🌠ủ bêtông dòng suối Cheonggyecheon. Một đường trên cao dài 5,6 km, rộng 16 m được xây dựng vào năm 1976. Như một quy luật tất yếu, giải pháp đi ngược thiên nhiên gây ra rất nhiều vấn đề nan giải cho trung tâm Seoul. Tháng 7/2003, thị trưởng Seoul Lee Myung-Bak (sau này trở thành tổng thống Hàn Quốc), đã có quyết định mang tính lịch sử, dỡ bỏ đường cao tốc trên cao và khôi phục dòng suối. Dự án ban đầu bị phản đối bởi người dân và các doanh nghiệp. Chính quyền Seoul lúc đó đã có nhiều chính sách như lập nhóm nguyên cứu, tham vấn và lắng nghe ý kiến công chúng, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng với giá đền bù hợp lý, tổ chức đào tạo nghề lại, tạo các cơ hội kinh doanh khác ở nơi mới cho doanh nghiệp. Kết 🦩quả là dự án được hoàn thành sau 26 tháng, với tổng chi phí 323 triệu USD, tương đương với trị giá ngày nay là 17.000 tỷ đồng nếu tính tỷ lệ trượt giá là 4%/năm. Dự án đã thành công trong việc cải tạo vẻ đẹp đô thị, xây dựng hệ thống đường bộ hành thân thiện môi trường, và thiết lập được "vành đai văn hóa Cheonggyechoen", đáp ứng mục tiêu biến Seul thành thành phố "bền vững, đáng sống, và toàn cầu". Về mặt kinh tế con suối này thu hút hơn 25 triệu du khách mỗi năm, mang lại giá trị tương đương 20.000 tỷ won.
Tại Nhật Bản có mô hình chia sẻ lợi nhuận. Theo đó, người dân có thể góp đất và tiền đền bù tài sản trên đất vào dự án bất động sản. Lời hoặc lỗ phát sinh từ việc kinh doanh bán nhà trong dự án sẽ được chia theo tỷ lệ góp vốn của chủ doanh nghiệp và người dân. Cũng theo mô hình này🎐, nếu một hộ dân đang kinh doanh ăn uống và đất nhà bị thu hồi để làm trung tâm thương mại, thì hộ dân này sẽ được bố trí kinh doanh một quán ă💛n trong khu thương mại đó. Cách tiếp cận này không chỉ giải quyết các mối quan tâm về kinh tế của người dân mà còn tăng cường hợp tác giữa chủ đầu tư và người dân.
Không chỉ áp🐭 dụng trong các vấn đề phát triển đô thị, đồng lợi là nguyên tắc phổ quát thâm nhập sâu vào tất cả khía cạnh của xã hội, từ thiết kế luật pháp cho một quốc gia, đến hợp tác kinh doanh, hay xây dựng các mối quan hệ cá nhân. Lợi ích cౠủa các bên liên quan đều cần được xem xét một cách bình đẳng.
Đồng lợi tuy vậy cần được hiểu theo nghĩa rộng hơn. Lợi ích của cá nhân phải hài hòa với lợi ích xã hội, lợi ích của quốc gia. Lợi ích ng𒐪ắn hạn phải hài hoà với lợi ích dài hạn. Đồng lợi không chỉ về kinh tế mà còn🦂 trong văn hóa và tinh thần. Được lợi về kinh tế nhưng hại về văn hoá và hay đánh đổi về môi trường thì không thể xem là đồng lợi.
ཧNguyên tắc đồng lợi nhấn mạnh sự hài hòa các mục tiêu xã hội, và c꧃ũng là động lực của phát triển bền vững.
Bùi Mẫn