Ở nội dung 10.000m, các VĐV thông thường vào trạm tiếp nước khoảng hai lần. Sau 3.000m♋ đầu, tất cả VĐV đều 🎐vào trạm trừ Nguyễn Thị Oanh. Khi thấy vậy, Odekita Elvina chủ động đưa cốc nước vừa lấy cho Oanh, nhưng chân chạy Việt Nam từ chối.
"Lúc chạy, tùy vào nhu cầu của mỗi người, chúng tôi sẽ tiếp nước khác nhau", Oanh lý giải sau cuộc thi tại Morodock Techo. "Mỗi người cũng có cự ly, thời điểm tiếp nước khác nhau, nên tôi đã từ 𓆏chối".
Việc tiếp nước ít hơn một lần cũng giúp Oanh tiết kiệm thời gian để vượt lên rồi cán đích đầu tiên với thời gian 35 phút 11 giây 53. Thông số này kém kỷ lục cá nhân của cô, đồng🎃 thời là kỷ lục Việt Nam là 33 phút 13 giây 23 - lập tại giải VĐQG hồi tháng 12/2022. Tuy nhiên, điều đó không làm lu mờ được việc Oanh đã giành bốn HC vàng🎃 cự ly trung bình, trung bình dài và dài trong cùng một kỳ SEA Games.
Tại Campuchia năm nay, Oanh bảo vệ thành công HC vàng các cự ly 5.000m, 1.500m và 3.000m vượt chướng ngại vật mà cô từng thâu tóm ở hai 💫SEA Games gần nhất. Thành tích này thêm phần đ🐭ặc biệt trong bối cảnh Oanh phải thi đấu với lịch dày đặc. Cô thi 5.000m ngày 8/5, rồi một ngày sau là 1.500m và 3.000m vượt chướng ngại chỉ cách nhau 30 phút.
Khác với các kỳ trước, lần này Oanh được giao thi thêm 10.000m. Vì thế, trước khi vào chạy ಞvà chiến thắng, cô vẫn canh cánh với nhiệm vụ chưa hoàn thành, hải gạt sang một bên những lời chúc mừng, phần thưởng sau ba phần thi đầu để tập trung cho cự ly cuối cùng. "Tôi đã giải toả được bao nhiêu suy nghĩ lo lắng và áp lực những ngày qua", Oanh nói thêm về chiến thắng mới nhất.
Ngoài niềm vui cá nhân trọn vẹn, VĐV sinh năm 1995 muốn dành♋ chiến thắng này cho HLV 𒊎Trần Văn Sỹ - người đón sinh nhật đúng ngày 12/5.
Tuy nhiên, với 12 HC vàng sau năm ngày thi đấu, điền kinh Việt Nam không hoàn thành ch꧂ỉ tiêu giành tối thiểu 14 HC vàng. Ngôi nhất toàn đoàn sau ba kỳ liên tiếp do Việt Nam nắm giữ đã rơi vào tay Thái Lan (16 HC vàng).
Hiếu Lương (từ Phnom Penh)