Tối 14/12, nhà văn Nguyễn Trương Quý tổ chức đêm nhạc Chuyện tình tà áo xanh, đồng thời giới thiệu du khảo Một thời Hà Nội hát 𒀰tại Hà Nội. Anh chọn địa điểm tổ chức là rạp Đại Đồng, phố Hàng Cót (Hà Nội) - nơi từng thuộc sở hữu của gia đình nhạc sĩ Đoàn Chuẩn. Không gian cổ kính chứa khoảng hơn 200 khách mời, ngồi quây quần bên những chiếc bàn tròn.
♓ Nguyễn Trương Quý dành nhiều thời gian chia sẻ về quá trình thực hiện cuốn sách, thông qua các sáng tác của Đoàn Chuẩn. Tác phẩm được nhà văn bắt tay thực hiện từ đầu năm 2017. "Việc hoàn thành bản thảo không mất nhiều thời gian bởi đây là đề tài tôi tâm huyết. Từ hồi nhạc sĩ còn sống, tôi đã gặp ông nhiều lần. Việc thu thập tài liệu, tiếp xúc và phỏng vấn các nhân vật còn sống tương đối mất công nhưng giúp tôi có cái nhìn khái quát hơn về một giai đoạn lịch sử của Hà Nội", Nguyễn Trương Quý kể.
♏ Theo anh, giai đoạn 1854 - 1956 là thời kỳ cuộc đời sáng tác và hoạt động âm nhạc của Đoàn Chuẩn sôi động nhất bởi nó gắn với khung cảnh đổi thay của Hà Nội. Từ một thuộc địa, Hà Nội dần trở thành thủ đô của một chính thể mới (mặc dù Hà Nội đã là thủ đô nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa từ 1945 nhưng thời kỳ tạm chiếm hơn tám năm vẫn khiến thành phố mang màu sắc thuộc địa). Đoàn Chuẩn vô tình là người cuối cùng sáng tác theo xu hướng lãng mạn của tân nhạc miền Bắc. Ông cũng là ông chủ rạp Đại Đồng, nơi duy trì các buổi biểu diễn âm nhạc với nhiều bài hát lãng mạn được biểu diễn xen kẽ các bài hát cách mạng.
Trong quá trình khảo cứu, Nguyễn Trương Quý phát hiện hơn một nửa sáng tác được phổ biến của Đoàn Chuẩn ra đời sau năm 1954, trong đó có nhiều ca khúc nổi tiếng như Lá đổ muôn chiều, Tà áo xanh, Vàng phai mấy lá, Gửi người em gái miền Nam... 🍸Lúc này, xã hội miền Bắc và Hà Nội đã có sự chuyển hóa nhưng vẫn giữ những nếp sống quen thuộc, ảnh hưởng từ lối sống tư sản. Trương Quý chia sẻ anh bất ngờ nhận ra đến năm 1954, Đoàn Chuẩn và người bạn sáng tác của ông - Từ Linh - không phải cái tên lớn trong làng văn nghệ. Một vài tác phẩm của họ được một nhà xuất bản ở Hải Phòng in. Trên mặt báo chí Hà Nội trước năm 1954, cái tên Đoàn Chuẩn gần như không tồn tại. Ông sở hữu rạp riêng nhưng lại không công bố sáng tác của mình ở đây.
♕ "Điều này khiến ông vừa có vẻ tài tử, người dạo chơi qua khu vườn tân nhạc, lại dường như không mấy bận tâm đến việc quảng bá tác phẩm của mình một cách chuyên nghiệp hoặc có tính thương mại", Nguyễn Trương Quý nhận định.
𝓡 Chất liệu của những bài ca của Đoàn Chuẩn là những mối tình dang dở. Sự biến động cả về âm nhạc lẫn tình cảm của Đoàn Chuẩn dường như là tấm gương phản chiếu mạch văn nghệ và tâm tình người Hà Nội giai đoạn ấy. Cố nhạc sĩ không viết nhiều, gia tài sáng tác của ông chỉ có 20 bài. Trương Quý nhận định các tác phẩm này đều toát lên không khí Hà Nội xưa, phản ánh lối sống của một thế hệ. "Một đô thị quyến rũ là nơi tồn tại những huyền thoại phố phường, những vẻ đẹp lãng mạn được truyền tụng. Đoàn Chuẩn là phát ngôn viên, sứ giả cho vẻ đẹp ấy", nhà văn Trương Quý kết luận.
Đêm nhạc có sự góp giọng của Trí Trung, Hoàng Lân, Đoàn Đính... Họ thể hiện nhiều ca khúc nổi tiếng của Đoàn Chuẩn như Ánh trăng mùa thu, Thu quyến rũ, Gửi gió cho mây ngàn bay... ✨Không phải là các giọng ca nổi tiếng, dàn nghệ sĩ thu hút người xem bởi cách hát mộc mạc. Giang Trang - giọng ca gốc Hà Nội đóng vai cố ca sĩ Mộc Lan - "nàng thơ" một thời của Đoàn Chuẩn. Cô cũng là người dẫn dắt chương trình bằng âm nhạc. Dù âm thanh gặp một số trục trặc, người nghe tỏ ra thoải mái bởi điều đó gợi lại thời kỳ kỹ thuật còn thô sơ. Đan xen các tiết mục âm nhạc, chương trình phát các đoạn phim tư liệu về ca sĩ Thanh Hằng, Mộc Lan - những ca sĩ từng được Đoàn Chuẩn nâng đỡ.
Hà Thu