5 tác phẩm: Mùi hương trầm, Lưới trời ai dệt, Mộng đời bất tuyệt, Thiền trong nghệ thuật bắn cung và Đêm qua sân trước một cành mai của Nguyễn Tường Bách vừa được tái bản.
Nhân dịp này, ông trở về Việt Nam để tham gia nhiều buổi giao lưu với độc giả ở TP HCM và Huế... Tại TP HCM, tác giả vừa có buổi nói chuyện ở Đại học Hoa Sen vào ngày 11/12. Tiếp đến, ngày 14/12, vào 10h sáng, ông gặp gỡ độc giả tại nhà sách Phương Nam ở số 72 Lê Thánh Tôn, quận 1. Tại Huế, Nguyễn Tường Bách có buổi nói chuyện về sách vào 15h ngày 22/12 ở Bookca🧜fe (Làng nghề Huế, 15 Lê Lợi).
Các cuốn sách của Nguyễn Tường Bách đều gây chú ý với người đọc nhờ sự hài hòa ở yếu tố triết lý, vốn kiến thức rộng cùng những൲ cảm xúc nhi💃ều cung bậc.
Cuốn Mùi hương trầm đưa người đọc lãng du qua những miền tâm linh của Phật giáo. Đó là Ấn Độ, Trung Qu🃏ốc, Tây Tạng - những vùng đất chứa đựng sự huyền bí gắn liền với các nền văn hóa cổ xưa. Sức đi bền bỉ, những cảm nhận, quan sát và trải nghiệm của ông giúp độc giả có dịp khám phá văn hóa, triết học, tôn giáo và con người Phương Đông.
Cuốn Đêm qua sân trước một cành mai mỏng, nhẹ nhưng chứa đựng nhiều tâm sự củaꦗ tác giả. Tập sách được Nguyễn Tường Bách viết trong những ngày cuối hè, đầu thu năm 1988. Ban đầu, ông không có ý định xuất bản, chỉ muốn viết và tập hợp lại những 🦋tâm tư, quan sát trong nhiều năm qua cho một số bạn hữu và chính mình suy ngẫm. Nhưng rốt cuộc, chúng được chia sẻ đến mọi người.
Viết trong cảm thức tự do như thế, 8 truyện ngắn trong tập sách này đầy chất thiền và cũng rất thơ. Đó là các truyện: Chuyện người kỹ nữ, Người nuôi thú bên bờ biển, Con vượn lông đỏ, Người đạo sĩ bên gốc thông già, Gã chèo đò và sáu cây chùy, Tên tiểu đồng trên cây đào tiên, Bên đàn vịt trời, Chuyện người văn sĩ.
Truyện ngắn của ông như là sự tìm kiếm Phật tính ở mỗi con người. Khi người ta vẫn còn tìm thấy vẻ đẹp trong cuộc sống, dù chỉ là rung động trước nét mong manh của cành mai trư൲ớc sân nhà, thì đó cũng chính là sự trở về với thiện căn trong l🌺òng.
“Những cành hoa yếu mềm đó mang một thông điệp lớn cho con người: sức sống vẫn ẩn nhẫn đợi chờ. Kỳ diệu thay, sức sống thiên nhiên. Đến phút cuối cùng, khi nó thể hiện, ta mới thầm kinh ♚ng🍬ạc và kính sợ”, ông viết.
Vẫn thấm đẫm hương vị thiền, cuốn Mộng đời bất tuyệt là những tùy bút của Nguyễn Tường Bách về những chuyến đi khắp thế giới. Với lối văn nhẹ n🌱hàng, gần gũi, có chút dân dã, ông đưa mọi người lang thang gần như khắp địa cầu. Từ Địa Trung Hải nắng ấm chan hòa đến mùa đông sương tuyết của châu Âu, từ sa mạc Sahara vĩ đại, đến những vùng đất Phật huyền thoại như Tây Tạng, Ấn Độ…
Ở bất kỳ nơi nào trên thế giới mà ông đến, ông đều tìm thấy một điểm gì đó tương đồng và gợi nhớ về quê hương. Nghe tiếng ve sầu trên đảo Mallorca ông nhớ về tiếng ve sầu trên đồi Từ Hiếu xứ Huế. Vượt đèo trên dãy núi Hy Mã để đến Tây Tạng ông lại nhớ về💮 những chuyến đi ngày thơ vượt đèo Hải Vân: "Trên đỉnh đèo chót vót này quả nhiên trời rất lạnh, tôi nhớ đỉnh đèo Hải Vân và chiếc áo len của mình thời xa xưa đó".
Cuốn sách tiếp theo, Thiền trong nghệ thuật bắn cung, là một tác phẩm Nguyễn Tường Bách dịch cuốn sách của thiền sư Egen He🦄rrigel.
Đúng như lời của người dịch: "Điều hấp dẫn là Herrigel cũng như mọi đại sư của các ngành nghệ thuật khác gầ♑n gũi với Thiền như kiếm đạo, hoa đạo, trà đạo, hội họa... đều thừa nhận là, các nghệ thuật đó chỉ là phương tiện để dẫn tới một chân trời, nơi đó 'Thiền bắt đầu hít thở'. Tới mức thành tựu đó rồi thì người xạ thủ hay kiếm sĩ đã quên bản thân mình, thì cái hồn nhiên trong mỗi người chúng ta mà Suzuki gọi là 'trực giác bát-nhã' sẽ thông qua kỹ năng thuần thục mà hành giả cung đạo hay kiếm đạo đã khổ công luyện tập mà tự vận hành".
Herrigel là giáo sư triết học người Đức, ông chinh phục được nghệ thuật bắn cung Nhật Bản sau sáu năm khổ luyện. Cuốn Thiền trong nghệ thuật bắn cung♚ được dịch ra 13 thứ tiếng, bản dịch Việt ngữ của Nguyễn Tường Bách dựa trên bản in lần thứ 38 của nguyên bả😼n tiếng Đức.
Trong cuốn sách cuối cùng, Lưới trời ai dệt, Nguyễn Tường Bách trình bày lại các chặng đường quan trọng trong quá trình phát triển của ngành vật lý và triết hᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚọc về khoa học tự nhiên của hơn 25 thế kỷ qua. Tác giả chú trọng đến sự phát triển của hai lý thuyết vật lý quan trọng nhất trong thế kỷ hai mươi: thuyết tương෴ đối và thuyết lượng tử cũng như ý nghĩa triết học của chúng.
Nguyễn Tường Bách, sinh năm 1948 🌳tại🗹 Thừa Thiên. Ông du học Đức năm 1967, tốt nghiệp kỹ sư xây dựng năm 1975, tốt nghiệp Tiến sĩ Kỹ thuật năm 1980. Ông là tác giả và dịch giả của những cuốn sách nổi tiếng đã xuất bản và tái bản nhiều lần tại Việt Nam.
Bạch Tiên