Tài liệu cập nhật tình hình hoạt động 8 tháng đầu năm của Ngân hàng Nhà nước cho biết, đến cuối th🌠áng 7, nợ xấu "tự báo cáo" của các ngân hàng là gần 140.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 4,5ꦚ8% tổng dư nợ.
Nhà điều hành cho hay, với nguyên tắc huy động mọi nguồn lực trong xã hội và hạn chế sử dụng vốn ngân sách để xử lý nợ xấu, nhiều nhà băng đã tích cực thực hiện cắt giảm chi phí hoạt động. Trong đó, khô𒁏ng ít ngân hàng đã giảm từ 20-50% chi phí tiền lương cho nhân viên để chia sẻ những khó khăn của ngành. Bên cạnh đó, báo cáo của Ngân hàng Nhà nước còn cho hay, các nhà băng thời gian vừa qua cũng hạn chế chia cổ tức, lợi nhuận.
Xử lý nợ xấu bằng nguồn trích lập dự phòng là một trong những biện pháp được thực hiện triệt để trong thời gian qua. Tổng nợ xấu được xử lý bằng dự phòng rủi ro và đưa ra theo dõi ngoại bảng trong năm 2012 và 7 tháng đầu năm 2013 là 86.300 tỷ đồng. Ngꦦuồn dự phòng của các ngân hàng còn lại đến nay khoảng hơn 75.000 tỷ đồng.
V🦹ề việc xử lý các 9 ngân h🀅àng yếu kém, đến nay vẫn còn một nhà băng chưa chốt phương án tái cơ cấu. Trên thực tế, Ngân hàng Nhà nước đang xem xét, xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng phương án cho ngân hàng tự củng cố với sự tham gia vốn của tổ chức tín dụng nước ngoài.
Đối với khối ngân hàng quốc doanh, 4 "ông lớn" có vốn của Nhà nước trên 50% đã xây dựng xong phương án cơ cấu lại và trình nhà điều hành. Trong khi 💙đó, Đề án tái cơ cấu Ngân hàng Nôngꦬ nghiệp và phát triển Việt Nam vẫn chưa hoàn tất.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng cho hay đã nhận được 24 trong số 25 phương án tái cơ cấu của các ngân hàng còᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚn lại.
Thanh Thanh Lan