Dù vậy, lợi nhuận nửa đầu năm của nhóm ngân hàng này không bị ảnh hưởng và vẫn tăng kỷ🐻 lục thêm 76 tỷ USD. Do dự phòng nợ khó đòi đã được trích ra từ các kỳ trước, khi những khoản vay này bắt đầu có dấu hiệu thành𝔍 nợ xấu.
Xóa bớt nợ sẽ cho phép các ngân hàng giảm tỷ lệ nợ xấu trên khoản vay, khi số vụ vỡ nợ tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới ngày một tăng. Trung Quốc đã nới lỏng quy định về xóa sổ nợ xấu cho các doanh nghiệp nhỏ kể từ năm 2010. Các nhà hoạch định chính sách cũng thúc giục ngân hàng t🍷ăng dự phòng, khi bong bóng tín dụng ngày càng phình to sau năm 2009.
Ma Kunpeng – nhà phân tích tại Credit Suisse Fou꧃nder Securities cho biết: "Cả ngân hàng và các nhà điều tiết đều có lợi k💧hi đẩy nhanh quá trình xóa sổ nợ khó đòi. Họ đang chuẩn bị đối phó với tình huống xấu".
Hồi tháng 4, Ủy ban Quản lý ngân hàng Trung Quốc đã thúc giục các nhà băng tăng cường dự trữ để bù đắp chi phí khi người vay vỡ nợ, xóa bỏ một số khoản nợ xấu v🌼à giảm trả cổ tứ, để chuẩn bị đối phó nếu kinh tế đi xuống.
Giới phân tích hiện vẫn lo lắng Trung Quốc suy giảm, kể cả khi tăng trưởng GDP quý III của nước này mạnh lên với 7,8%. Theo khảo sát của Bloomberg, kinh tế Trung Quố💦c▨ có thể chỉ tăng 7,6% năm nay, chậm nhất kể từ 1999.
Tỷ lệ nợ trên GDP của nước n🉐ày đã lên tới 207% khi tăng trưởng tín dụng tiếp tục vượt tăng trưởng kinh tế, Mike Werner - nhà phân tích tại Sanford C. Bernstein Hong Kong cho biết. Việc này càng khiến nhà đầu tư thêm lo ngại về tình trạng nợ xấu trong ngân hàng.
5 nhà băng lớn nhất nước này (gồm Ngân hàng Công Thương Trung Quốc, Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc, Bank of China, Ba🌳nk of Communications) đã có thêm 22,4 tỷ NDT nợ xấu trong nửa đầu năm, nâng tổng nợ xấu lên 350 tỷ NDT, tương đư🉐ơng 1% các khoản vay.
Các ngân hàng đã phải tìm mọ♍i cách kiềm chế rủi ro tín dụng. Đến cuối tháng 6, họ đã dự phòng trung bình 272% giá trị các khoản nợ xấu, vượt cả quy định 150% của giới chức Trung Quốc.
Thùy Linh