Những ngày này, nhiều hộ dân tại vùng chuyển đổi kinh tế sản xuất nông nghiệp Viên Quang, xã Quang Hưng, huyện Phù Cừ (Hưng Yên) đang phải "nhường" ngôi nhà xây khang trang cho lợn, gà vào ở, còn họ thì dọn xuống nhà kho 🍰𒈔hôi hám, nóng nực.
Theo người dân, cách đây hơn 10 năm, đất đai ở Viên Qu♒ang sản xuất lúa kém hiệu💦 quả nên chính quyền địa phương đã vận động các hộ dân có đất nông nghiệp chuyển đổi sang trồng cây ăn quả, đào ao thả cá và chăn nuôi.
Lúc bấy giờ, chính quyền quy định hạn mức xây nhà tạm ở khu vực nêu trên là 10 m2 mỗi hộ dân. Tuy nhiên, người dân đã xây dựng nhiều căn nhà diện tích lớn ở đó, vì quy⛎ định 10 m2 không đảm bảo chỗ ăn ở cho cả gia đình ba đến 𝔉ℱbốn người; thậm chí nhiều hộ dân đưaꦰ cả ba thế hệ ra Viên Quang tham gia sản🔜 xuất.
Theo anh Phạm Đình Biển, ngôi nhà cấp 4 rộng hơn 32 m2 của gia đình dựng trên khu vườn ao chuồng gần 6.000 m2, là để cả gia đình 4-5 người ở. Gần♊ đây🎀, lực lượng chức năng xuố𓄧ng đánh dấu vạch sơn giữa ngôi nhà của anh, yêu cầu tháo dỡ công trình để nhà tạm còn 10 m2 theo đúng quyết định.
“Các bác ấy bảo muốn chặt trước hay chặt sau ngôi nhà cấp 4 cũng được, miễn sao đưa về đúng diện tích 10 m2. Mặc dù chỉ là ngôi nhà cấp 4, song chúng tôi xây dựng bằng mồ hôi nước🦩 mắt, giờ phá đi ai nỡ. Mà phá đi rồi thì vợ con chúng tôi ở đâu?”, anh Biển chia sẻ.
Cũng ở thôn Viên Quang, anh Phạm Quang Tân cho hay, cách đây gần 10 năm, hai vợ chồng tích góp 💟được 700 triệu 🥃đồng dồn vào xây ngôi nhà 3 gian kiến cố, rộng 70 m2.
Vừa qua, UBND xã Quang Hưng yêu cầu gi🎉a đình anh Tân tháo dỡ c♕ông trình xây dựng trái phép trên đất chuyển đổi kinh tế nông nghiệp về đúng diện tích quy định là 10 m2, nên vợ chồng người đàn ông 40 tuổi này tạm biến căn nhà của họ thành chuồng gà, kho chứa 🅰cám, phân bón, vật dụng sản xuất… Hai vợ chồng cùng con gái sáu tuổi xuống ở nhà kho.
Tương tự anh Tân, ông Phạm Đình Thép (60 tuổi) cho biết, năm 2003, gia đình ông thực hiện dự án chuyển đổi 3.600 m2 đất nông nghiệp tại cánh đồng Viên Quang sang trồng cây ăn quả, đào ao thả cá, nu🤪ôi ba ba và được huyện phê duyệt.
Mô hình vườn ao 🍷chuồng của gia đình ông Thép làm ăn hiệu quả, hai vợ chồng đầu tư xây ngôi nhà rộng khoảng 70 m2 để cải thiện cuộc sống. "Cả chục năm ăn ở ổn định, giờ ngôi nhà của tôi nằm trong danh sách p꧂hải dỡ bỏ", ông Thép nói và cho hay, ông đã kêu vợ con dọn đồ𝔉 đạc xuống nhà ở, còn nhà chính chuyển gà lên nuôi nhốt.
“Nếu bây giờ đập ꧃phá căn nhà thì chỉ thành đống đổ nát. Tốt hơn hết tôi biến nó thành nhà kho, nơi chăn nuôi, vẫn ra sản phẩm nuôi sống gia đình và đóng góp cho xã hội", ông Thಌép nói.
Ông Lê Hồng Sơn - Chủ tịch UBND xã Quang Hưng, cho 💧biết tại Viên Quang có gần 30 hộ dân đang sản xuất nông nghiệp, tất cả đều xây dựng😼 nhà ở vượt diện tích quy định.
“Sau khi có ý kiến chỉ đạo của tỉnh và huyện, xã đã xuống các gia đình vận động tự tháo dỡ. Tuy nhiên, chỉ có năm hộ thực hiện, còn lại các hộ phản đối bằng🗹 cách chuyển đổi công năng, biến nhà ở thành nơi chăn nuôi gà, lợn”, ông Sơn nói.
Theo ông Sơn, tỉnh yêu cầu hết tháng 9 phải hoàn tất phá dỡ nhà xây trái quy định, tuy nhiên xã đang chờ chủ trương của tỉnh trong việc xem xét thành lập hợp tác xã tổng hợp ở Viên Quang nhằm tháo gỡ vấn đề nhà tạm cho người 💮dân.
"Nhà xây trái phép trên đất nông nghiệp phải bị tháo dỡ, người dân đã biết điều này.🐽 Giả sử tới đây có chủ trương thành lập hợp tác xã tổng hợp, người dân trong hợp tác xã 💝được sản xuất, kinh doanh nhiều loại cây,🌳 con thì nhà ở của họ được giữ nguyên nhưng cấm mua đi bán lại", ông Sơn nói🅘.