Một điều thú vị, Paris là thành phố hầu như k𒁃hông có nhà cao tầng trong🦂 vùng lõi đô thị của nó. Hầu hết là những ngôi nhà 6 tầng, với nhịp điệu tươi vui của những balcon từ tầng 2 tới tầng 5 và của căn áp mái kiểu Pháp không thể nhầm lẫn ở tầng trên cùng.
Vẻ yêu kiều, quyến rũ từ những ngôi nhà thấp t𒅌ầng Paris khiến tôi cảmꦿ thấy phấn khích, khi đọc được rằng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ thị cho Hà Nội và TP HCM ngừng phê duyệt xây dựng các tòa nhà cao tầng trong khu vực lõi hai đô thị.
Khu vực lõi đô thị của Hà Nội và TP HCM có nhiều điểm chung với Paris. Những phần quan trọng trong sắp 🉐đặt đường phố ở đây được thiết kế vào những năm 1930 bởi Ernest Hébrard, một kiến trúc sư tài năng, người thấm nhuần những ý tưởng đô thị hóa của thời kỳ Khai sáng Pháp. Hébrard cũng am hiểu và đánh giá cao các công trình truyền thống của Việt Nam. Ông được cho là đã tạo ra phong cách kiến trúc Đông Dương tuyệt vời. Đại học Dược trên đường Lê Thánh Tông ở Hà Nội là một ví dụ đáng kinh ngạc.
Hà Nội và TP HCM cũng có nhiều tòa nhà công cộng đẹp lạ thường do chính quyền thực dân Pháp để lại. Khu nội đô lịch sử của Hà Nội được tôn vinh bởi hơn một nghìn💯 biệt thự Pháp, mang đến nét đặc sắc đậm dấu ấn riêng cho thành phố. Rất ít các đô thị lớn khác ở Đông Á có một di sản kiến trúc châu Âu mạnh mẽ như vậy. Hầu hết các lõi đô thị của các thành phố khá🐲c được tạo lên từ những tòa nhà cao tầng nhạt nhẽo và cũng không có sự kết hợp tổng thể.
Không nghi ngờ rằng hai trung tâm kinh tế lớn nhất Việt Nam sẽ phải dung nạp hàng triệu cư dân mới. Sự phát triển của hai thành phố này rất cần thiết cho sự phát triển của đất nước. Vào thời điểm Việt Nam hoàn thành quá 🦩trình đô thị hóa, mỗi thành phố có thể có hơn 10 triệu dân, tương đương với khu vực nội đô Paris ngày nay⛦.
Câu hỏi đặt ra: đâu là cách tốt nhất để thích ứng với sự tăng trưởng dân số nhanh ꧃chóng này? Câu trả lời là cần bảo tồn một số nét châu Âu quyến rũ ở Hà Nội và TP HCM bởi nó mang lại cho cả hai thành phố một lợi thế rõ ràng so với các đô thị nhạt nhẽo và thiếu bản sắc khác ở Đông Á. Khi các thành phố phát triển, năng suất của chúng càng phụ thuộc vào việc thu hút tài năng hàng đầu chứ không chỉ nhờ cơ sở hạ tầng tốt. “Cá tính đô thị” rất đặc biệt của Hà Nội và TP HC♛M là một trong những tài sản của Việt Nam trong cuộc cạnh tranh toàn cầu để hút những nhân tài tốt nhất.
Câu hỏi tương tự đã được đặt ra trong mối tương quan tới Paris bởi Edward Glaeser, một giáo sư Đại học Harvard, cũng là một trong những nhà tư tưởng hàng đầu thế giới về kinh tế học đô thị. Trong cuốn sách của mình - Khúc khải hoàn của thành phố - ông thảo luận về những bàiꩲ học tốt và xấu từ một thành phố lớn lên và bị dồn nén mà không làm mất đi sự đặc sắc của nó.
Lõi đô thị của Paris có thể thấp tầng, nhưng nó rất dày đặc. Kết quả là, nó chứa 21.500 người trên mỗi cây số vuông, một trong những mật độ dân số cao nhất ở châu Âu. Khu vực đô thị lớn hơn của Paris cũng đã thành công trong việc tăng ಞmật độ dân số, bất chấp việc bảo vệ lõi đô thị lịch sử của nó khỏi các tòa nhà cao tầng. Ngày nay, các khu vực nội đô của Paris, London và New York đều có khoảng 8 triệu người. Nhưng Paris gần như dày đặc giống New York, và gấp đôi mật độ ở London.
Điều này không xảy ra một cách tình cờ. Vào cuối những năm 1950, Paris đã khởi công La Défense, một dự án hoành tráng để xây dựng lên những gì mà bây giờ là khu vực thương mại l🦄ớn nhất ở châu Âu. Đã có một quyết định rất rõ ràng để bảo tồn những nét đặc sắc mang tính lịch sử của thành phố, điều đó có nghĩa là khu vực mới phải ở bên ngoài khu vực lõi đô thị. Thiết kế nhằm vào mục đích khắc phục tắc nghẽn giao thông bằng việc tối đa hóa dòng chảy của con người và hàng hóa hội tụ tới một khu vực, và bằng phương pháp giảm bớt một số áp lực giao thông trên khu vực lõi đô thị của Paris. Một mạng lưới rộng lớn các đường cao tốc, đường dịch vụ, đường sắt và bến xe buýt đã được xây dựng dưới lòng đất.
Đối với Edward Glaeser, th🦩iết kế của La Défense là một giải pháp đầy cảm꧒ hứng cho việc thiếu không gian ở Paris. Là một fan hâm mộ cuồng nhiệt các tòa nhà chọc trời nhưng ông đã nhận ra rằng các tòa nhà cao tầng sẽ không được mong đợi trong phần nội đô lịch sử của một thành phố mà mọi người đều yêu thích.
Tôi yêu Hà Nội giống như yêu Paris, và tôi cũng vẫn trở lại thăm "nàng" một cách thường xuyên. Chỉ đạo của Thủ tướng Phúc cho tôi hy vọng Hà Nಌội sẽ bảo tồn được vẻ đẹp và sự quyến rũ của nó, giống như Paris đã làm được khi quyết định giữ cấu trúc thấp tầng cũ của mình và xây dựng La Défense bên ngoài khu vực lõi thành phố.
Tôi 🐭chỉ có thể ước rằng các quy định rõ ràng về những gì được phép xây dựng, và những gì không được phá hủy, sẽ được áp dụng trong khu vực nội đô lịch sử từ hồ Trúc Bạch đến Công viên Thống Nhất và từ đường đê đến đường xe lửa. Điều này tập trung vào việc bảo tồn một trong những tài sản quan trọng của Việt Nam, lý tưởng nhất là nó nên được cộng hưởng cùng với tầm quan trọng về giao thông công cộng, bao gồm cả tàu điện ngầm và xe b𓄧uýt.
Bằng cách này, tắc nghẽn sẽ được giảm thiểu. Và người ta sẽ có thể nhanh chóng đi tới các khu vực lõi đô thị xinh đẹp và duyên dáng của Hà Nội từ bất cứ nơi nào🍃 trong thành phố.
Martin Rama