Hiện vật được đặt tên Con dấu vàng quý hiếm Kim bảo tỷ của Hoàng đế Minh Mạng (1791-1841), thuộc lô 101 trong tổng số 329 lô trong phiên Bán hàng nghệ thuật Việt Nam tại Millon ở Paris.
Trong bài đăng trên website nhà đấu giཧá, ấn cao 10,4 cm, nặng 10,78 kg, mặt hình vuông với kích thước 13🥃,8x13,7 cm. Quai ấn hình rồng năm móng ở tư thế cuộn, đầu ngẩng cao, trán khắc chữ 王 (vua), đuôi uốn ra phía sau theo hình xoắn ốc, vây dọc thân rồng, bốn chân chắc chắn.
Mặt trên của ấn có khắc hai dòng chữ: "Minh Mạng tứ niên nhị nguyệt sơ tứ nhật cát thời chú tạ꧙o" (Được làm vào ngày 4 tháng 2, năm thứ 4 đời vua Minh Mạng) và "Thập thành hoàng kim trọng nhị bác⭕h bát thập lạng cửu tiền nhị phân" (Làm bằng vàng, nặng 280 lạng, 9 chỉ, 2 phân). Tức là ấn được làm vào ngày 4 tháng 2, năm thứ tư đời vua Minh Mạng, tương đương ngày 4/2/1823, trọng lượng 10,7 kg. Đế ấn có in dòng chữ "Hoàng đế chi bảo" (Báu vật của hoàng đế).
Nhà đấu giá ghi lại các mốc của quá trình chuyển giao ấn. Chiều 30/8/1945, sau khi tuyên bố thoái ✤vị, vua Bảo Đại trao ấn Hoàng đế chi bảo - được chọn trong số 200 ấn triện các loại được lưu giữ tại điện Cần Chánh và Ngự tiền văn phòng, cùng thanh bảo kiếm mà vua Khải🙈 Định (lên ngôi từ 1916 đến 1925) trao lại, cho chính quyền cách mạng tại Ngọ Môn.
Nhà sử học Trần Huy Liệu tiếp nhận bộ ấn kiếm, chuyển về Hà Nội trước khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên 𓂃ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộ🅰ng hòa vào ngày 2/9/1945.
Tháng 12/1946, thực dân Pháp tái ch🌟♈iếm Hà Nội, hiện vật được đem giấu tại ngôi nhà ở làng Nghĩa Đô - vốn là xưởng in tiền của Việt Minh. Ngôi nhà bị phá hủy vào năm 1947. Ngày 28/2/1952, một tiểu đoàn của Pháp do Tiểu đoàn trưởng Toce Raymond chỉ huy, đào bới phần móng nhà để thu gạch vỡ, phát hiện hai chiếc hòm đựng bộ ấn kiếm.
Cùng năm, Pháp trao hai hiện vật cho cựu hoàng Bảo Đại, khi đó là Quốc trưởng Quốc gia Việt Nam. Sự kiện diễn ra ngày 8/3/1952, được tạp chí Paris Match của Pháp ghi lại. Khi đó Bảo Đại đang꧃ ở Pháp, Đoan Huy hoàng thái hậu và bà Mộng Điệp - thứ phi c🥃ủa cựu hoàng - thay mặt ông tiếp nhận bộ ấn kiếm.
Năm 1953, do tình hình chiến tranh, Bảo Đại cử bà Mộng Điệp mang hai hiện vật cùng một số 🎶tư trang, giao cho hoàng hậu Nam Phương và cựu thái tử Bảo Long cất giữ.
Năm 1963, hoàng hậu Nam Phương qua đời, hiện vật được Bảo Long ký gửi trong một két sắt tại Union des Banques Européennes (Ngân hàng châu Âu). Trong tập hồi ký Le Dragon d’Annam (Con rồng An Nam, xuất bản năm 1980), bà Mộng Điệp cho biết cựu hoàng muốn dùng ấn đóng vào sác🅰h để làm tăng giá trị tác phẩm. Tuy nhiên, Bảo Long không cho mượn.
Bảo Đại kiện con trai ra tòa để đòi lại hiện vật. Tòa án tại Pháp sau đó tuyên Bảo Đại được sở hữu kim ấn, Bảo Long giữ bảo kiếm. Năm 1982, cựu hoàng kết hôn với bà Monique Baudot, người Pháp. Trước khi qua đời vào tháng 8/1997, ông để lại di chúc, trao quyền thừa kế toàn bộ tài sản của ông ở Pháp, bao gồm cả ấn cho vợ. Bà Monique Baudot qua đời năm 2021, đến nay những người thừa kế tài sả🧸n của bà mang đi đấu giá.
Theo nhà đấu giá đây là một trong những chiếc ấn quan trọng nhất của triều Nguyễn, chไỉ được sử dụng cho các sắc phong và văn bản quan trọng. Hơn một trăm con dấu được tạo ra trong suốt 143 năm của vương triều. Các phiên bản được làm bằng vàng, ngọc, bạc, đồng và được các vua chúa, quan sử dụng tùy theo cấp bậc. Dưới thời vua Minh Mạng, có 15 ấn ngọc và vàng được ra đời, bao gồm cả hiện vật được đưa ra ওđấu giá. Những con dấu bằng vàng thường được gọi là Kim bảo tỷ.
Cơ quan chức năng trong nước, giới chuyên môn mong muốn cổ vật hồi hương. Đại diện Cục Di sản Văn hóa cho biết ngay khi nhận được thông tin, cục và Cục Hợp tác Quốc tế đã tham mưu cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch gửi công văn tới Bộ Ngoại giao, phối hợp Đại sứ quán Việt Nam, Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp để làm việc với nhà đấu giá Millon. Mục đích xác minh tính xác thực của hiện vật gốc và những thông tin liên quan như chủ sở hữu, tính hợp pháp, giá dự kiến bán, k🐼hả năng đàm phán mua trực tiếp không qua đấu giá... Sau đó, căn cứ trên kết quả xác minh, đại diện Việt Nam sẽ đề xuất phương án phù hợp nhất để có thể 𝓀đưa hai cổ vật về nước.
"Nếu đó là ấn Hoàng đế chi bảo thì bên cạnh ý nghĩa về lịch sử, văn hóa..., xét về khía cạnh chủ quyền sở hữu, ấn được dùng cho hoạt động công quyề🅠n, chính sự của đất nước trong suốt một giai đoạn lịch sử", đại diện Cục Di sản Văn hóa nêu.
Bà Nguyễn Phương Hòa - Cục trưởng Hợp tác Quốc tế - cho biết 𒊎đang trong quá trình xác minh đó có phải hiện vật gốc hay không. "Chỉ dựa vào thông tin của nhà đấu giá cung cấp là chưa đủ cơ sở. Chúng tôi đang nhờ đại sứ quán Việt Nam tại Pháp hỗ trợ, sau đó mới có thể tính đến việc triển khai các bước tiếp theo", bà nói.
Nhà nghiên cứu cổ vật Trần Đức Anh Sơn cho biết nhận được tin báo về phiên đấu giá chiếc ấn qua một người bạn. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu các tư liệu trong phần giới thiệu của Millon với các tư liệu lịch sử, ô💟ng có thể khẳng định tính chính xác của hiện vật. Sau đó, ông báo cho Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Nguyễn Văn Đoàn để tìm cách hồi hương cổ vật. Đại diện bảo tàng đã trao đổi sự việ𒀰c với Cục Di sản Văn hóa.
Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn khẳng định đây là ấn quý của Việt Nam. "Thời Nguyễn, người nào giữ ấn, người đó mới là vua. Đó là lý do hiện vật khắc bốn chữ Hoàng đế chi bảo. Ấn rất quan 🍌trọng với triều đình nhà Nguyễn, nếu đưa về nước thì tuyệt vời không gì bằng", ông nói.
Ngoài ra, Millon cũng rao bán 𒈔bát vàng được cho là thời vua Khải Định với giá dự đoán 20.000-25.000 euro (484-605 triệu đồng). Bát có đường kính miệng 10,4 cm, cao 7 cm, nặng 456,6g. Thân bát chạm trổ hình rồng, đáy bát khắc nổi bốn chữ (Khải Định niên tạo) ở chính giữa.
Cổ vật Việt Nam ngày càng được quan tâm và xuất hiện nhiều trong các phiên đấu giá quốc tế. Hồi tháng 6, bát ngọc được giới thiệu của vua Tự Đức bán mức 845.000 euro (20,7 tỷ đồng) trong phiên của Drouot. Hồi tháng 10/2021, mũ quan triều Nguyễn đạt giá 600.000 euro (15,7 tỷ đồng) trong phiên đấu của nhà Balclis, Tây Ban Nha. Cùng phiên, bộ lễ phục triề𓂃u Nguyễn được bán với giá 35.000 euro (920 triệu đồng).
Nhà đấu giá Millon thành lập 💮năm 1928, có trụ sở chính tại Paris và có nhiều chi nhánh ở Nice (Pháp), Bruxelles (Bỉ).
Hiểu Nhân