Trả lời tại họp báo Cꦦhính phủ thường kỳ chiều 4/5, Thứ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Đỗ Thành Trung, cho biết thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ cao là một trong những đột phá được xác định từ đầu.
"Việt Nam rất cố gắng để vận động, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này", ông Trung nó𝓀i. Tuy nhiên, theo ông, việc nhà đầu tư đến Việt Nam và rót tiền vào Việt Nam hay quốc gia khác là chuyện bình thường. Bởi, họ sẽ lựa chọn đầu tư vào nhiều quố🐼c gia khác nhau, không riêng Việt Nam.
"Quyết định cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cả khách quan và chủ quan", ꧒Thứ trưởng cho biết. Theo ông, nhà đầu tư nước ngoài sẽ quan tâm tới tình hình địa chính trị - kinh tế của thế giới và Việt Nam, 🍌xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng giữa các quốc gia, chiến lược phát triển, địa bàn, nguồn lực của chính họ.
Ông cũng cho biết lựa chọn còn phụ thuộc vào sự sẵn sàng của Việt Nam trong thu hút đầu tư. "Việt Nam đang tập trung cải thiện y🔯ếu tố này", ông nói, thêm rằng các chính sách, đặc biệt với ngành bán dẫn, chip, đang có ưu đãi lớn nhất nhưng vẫn tiếp tục được nghiên cứu để có "cơ chế đặc thù hơn".
Cùng đó, hạ tầng cơ sở, gồ꧙m cung ứng điện và logistics, nhân lực cũng sẽ đảm bảo ở mức tốt nhất để phục vụ cho các ngành công nghệ cao,ဣ theo đại diện Bộ Kế hoạch & Đầu tư.
Cụ thể, hạ tầng giao thông, đặc biệt là giao thông đường bộ đang được tập trung đầu tư đồng bộ, 🤡hoàn thiện. Kế hoạch thực hiện và Quy hoạch điện VIII được ♔Thủ tướng phê duyệt sẽ giúp bảo đảm cung cấp điện ổn định cho các dự án, hướng tới phát triển năng lượng bền vững. Việt Nam tập trung phát triển các khu công nghệ cao, như Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia và các khu công nghệ cao.
🙈"Các điều kiện thuận lợi đều sẵn sàng cho các tổ chức, doanh nghiệp vào hoạt động", ông nói.
Trong lĩnh vực công nghệ cao, Việt Nam được đánh giá có hệ sinh thái bán dẫn phát triển nhanh, tiềm năng nâng cao vị trí trong chuỗi cung ứng toàn cầu💫. Thống kê tháng 2/2023 của Cục Thống kê Dân số Mỹ, doanh thu chip từ Việt Nam nhập khẩu vào thị trườngꦯ Mỹ tăng 74,9%, từ 321,7 triệu USD lên 562,5 triệu USD sau một năm, chiếm 11,6% thị phần.
Theo công 𝐆ty nghiên cứu Technavio, thị trường chất báജn dẫn tại Việt Nam dự kiến tăng 1,65 tỷ USD đến năm 2025, với tốc độ tăng trưởng khoảng 6,5% mỗi năm.
Tuy nhiên,🅺 các chuyên gia cho rằng nhân lực bán dẫn là thách thứ♑c với Việt Nam trong việc nâng cao giá trị trong chuỗi cung ứng chip.
Tại họp báo, Thứ trưởng Đỗ Thành🌞 Trung cho biết Việt Nam đang có những đơn vị nghiên cứu, đào tạo uy tín trong💯 lĩnh vực bán dẫn như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP HCM, Đại học Đà Nẵng, Đại học Bách Khoa Hà Nội. Cùng đó, các doanh nghiệp lớn có nguồn lực và sẵn sàng hợp tác phát triển ngành bán dẫn như Viettel, VNPT, FPT, CMC.
Ngoài ra, Bộ Kế hoạch & Đầu tư đang xây dựng Đề án phát triển nguồn nhân lực cho ngành bán dẫn,⭕ đ🎶ảm bảo cung cấp 50.000 nhân lực chất lượng cao cho ngành này đến năm 2030.
"Các yếu tố trên đang được cải thiện, trong đó được đánh giá cao nhất là quyết tâm của Chí😼nh phủ trong việc theo đuổi, phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, chip, điện tử", ông Trung✤ nói. Theo ông, các nhà đầu tư đến Việt Nam đều có cam kết mạnh mẽ, đặc biệt là Mỹ.
Trong khi, một số nhà đầu tư từ Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản đã có các dự án cụ thể, như Intel, Amkor trong mảng đóng gói, kiểm thử; Marvell, Qorvo, Qꦦualcomm trong mảng thiết kế; Synopsys, Cadence trong cung cấp công cụ thiết kế chip bán dẫn.
Hay gần đây, lãnh đạo tập đoàn NVIDIA đã liên tục thăm Việt Nam và cam kết h🐎ợp tác về AI và bán dẫn. Các khả năng hợp tác bao gồm xây dựng các trung tâm siêu tính toán tại Việt Nam, đào tạo nhân lực cho AI và công nghiệp bán dẫn, phát triển hệ sinh thái cho nghiên cứu phát triển và khởi nghiệp về AI.
Phương Dung