Tại dự thảo Nghị định cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA), Bộ Công Thương xây dựng mô hìn𓄧h này theo hai phương án, gồm qua đường dây riêng và lưới quốc gia (tức qua EVN). Nguồn cung là các nhà máy năng lượng tái tạo (gió, mặt trời) công suất trên 10 MW nếu nối lưới hoặc không giới hạn công suất với trường hợp bán qua đường dây riêng.
Dự án nguồn điện phải phù hợp ✱với Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia 2021-2030 (Quy hoạch điện VIII), hoặc quy hoạch điện lực tỉnh được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Góp ý vào dự thảo nghị định này, Hiệp hội Thương mại Mỹ (Amcham) cho biết các nguồn phát điện tái tạo n▨ếu muốn tham gia cơ chế DPPA lúc này, họ cần xây nhà máy với quy mô lớn, nhưng theo Quy hoạch điện VIII thì sau 2030 mới có thể phát triển dự án như vậy. Bởi quy hoạch này chỉ khuyến khích phát triển điện mái nhà tự sản tự tiêu, công suất 2.600 MW đến 2030.
"Như vậy có thể dẫn đến bế tắc với các bên phát điệ🙈n khi xây dựng nhà máy năng lượng mặt trời với quy mô lớn chưa nằm trong quy hoạch", Amcham đánh giá, thêm rằng việc này sẽ hạn chế lựa chọn đầu tư của các bên tham gi꧃a.
Một phương án khác được tổ chức này nhắc tới là sáp nhập và mua lại các dự án đã được duyệt trong quy hoạch trướ🥃c 𒀰đây. Tuy nhiên, lựa chọn này phức tạp với nhiều yêu cầu thẩm định.
Amcham cho rằng nhà chức trách nên thảo luận, xem xét về khả năng sửa đổi Quy hoạch điện VIII, theo hướng cho phép duyệt quy hoạch bổ sung với các nhà máy điện mặt trời mới quy mô lớn thực hiện🀅 theo cơ chế DPPA. Cùng đó, họ kỳ vọng꧋ các tiêu chí, thủ tục sẽ được điều chỉnh phù hợp, công bằng và hiệu quả hơn khi duyệt các dự án đó.
Phản hồi, Bộ Công Thươ🐠ng cho biết cơ quan này sẽ xem xét trong quá trình xây dựng nghị định.
Thực tế, giới chuyên môn cho rằng khả năng bổ sung dự án năng lượng mặt trời mới vào quy hoạch trước năm 2030 có thể không cao. Bởi, việc này phải chờ sau khi nhà chức trách rà soát xong các dự án điện tái tạo, gồm điện mặt trời đã được cấp có thẩm ཧquyền cô൲ng nhận giai đoạn trước, nhưng chưa có trong quy hoạch.
Trước đó, tại cuộc họp triển khai kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII vào đầu tháng 4, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho hay việc p🌱hê duyệt các dự án năng lượng tái tạo phải căn cứ vào quy hoạch. Ông nói quan điểm sẽ không bổ sung các dự án theo đề nghị của địa phương nếu vượt hạn mức đ🥂ã được phân bổ, hoặc không đáp ứng tiêu chí thẩm định dự án.
"Tiềm năng điện tái tạo của địa phương là có, nhưng nhu cầu của đất nước thì không", ôn🍬g nói, thêm rằng nếu duyệt không căn cứ vào nhu cầu sẽ dẫn tới lãng phí lớn sau này.
Cũng góp ý với Bộ Công Thương, Hội đồng kinh doanh Mỹ-ASEAN cho rằng, DPPA cần tạo độ mở và linh hoạt cho các bên tham gia, tránh đưa vào các yêu cầu kỹ thuật quá chi tiết gây ảnh hưởng đến tiến độ thực tế. Theo đó, họ đề xuất bên mua được tự thương thảo với hầu hế𝕴t các điều khoản trong hợp đồng mua bán, thay vì theo hợp đồng mẫu.
Tại hội thảo tháng trước, bà Miro Nguyễn, đại diện🐟 Phòng Thương mại Mỹ (AmCham) đề nghị Việt Nam thực hiện DPPA theo cách mà toàn cầu đang áp dജụng, là cho mua bán qua lưới quốc gia và trả phí cho EVN ở khâu truyền tải, phân phối. "Mô hình này mang lại sự ổn định, đơn giản về cấu trúc và quy mô để dự án tái tạo phát triển hiệu quả", bà nhận định.
Còn đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) nhìn nhận dự thảo nghị định đang thiếu định nghĩa mô hình không nối lưới và "không nên thú💙c ép các bên mua bán đầu tư thêm hệ thống - đường dây truyền tải".
Cơ chế DPPA từng nhiều lần được các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đề nghị Việt Nam sớm thí điểm, bởi họ cho rằng chính sách này sẽ tác động tích cực vào cạnh tranh ngành năng lượng. Một số tập đoàn lớn như Samsung, Heineken, Nike muốn tham gia, bởi tổng lượng tiêu thụ điện bình quâ🌱n 500.000-1.000.000 kWh mỗi tháng.
🌳Khảo sát cuối năm ngoái của Bộ Công Thương cho thấy, khoảng 20 doanh nghiệp lớn muốn mua điện trực tiếp, tổng nhu cầu gần 1.000 MW. Cùng đó, có 24 dự án năng lượng tái tạo với công suất 1.773 MW muốn bán qua cơ chế DPPA và 17 đơn vị (2.836 MW) cân nhắc tham gia.
Phương Dung