(Bài viết Ý Kiến không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.)
Hôm qua, tôi có dịp nไgồi chung với một ông anh hàng xóm cùng có con chuẩn bị bước vào đại học. Tôi nghe anh trăn trở mà có cảm giác dường như những ông bố bà mẹ Việt thương yêu con mình quá mức.
Anh bảo đang chuẩn bị gom tiền để tậu hành tranh cho con an tâm vào đại học. Đầu tiên là mua xe máy để con có phương tiện đi lại, tiếp đến mà mua một chiếc laptop xịn, rồi tìm ch🐎ỗ trọ tốt, gần trường, rồi mua thêm quần áo, học phí, rồi tiền tiêu vặt hàng tháng.
Anh bảo thế là từ nay hai vợ chồng phải nhịn ăn nhịn mặt để nuôi con 4 năm đại học. "Đời hai vợ chồng♛ khốn khó rồi nên phải ráng lo cho con anh ạ". Tôi liền phản đối: "Cha mẹ nào cũng thương con, nhưng nếu cứ trải chiếu hoa hết mực như thế thì có khác gì làm cho con ỷ lại?".
>> Cha mẹ Việt nên đẩy con 'ra đườ🔯ng' làm thêm từ lúc còn đi học
Rồi tôi kể đứa con lớn của tôi ngay từ học kỳ 2 năm nhất đã phải tự kiếm công 𒁃việc làm thêm để có tiền tiêu vặt. Thời sinh viên, nhà nghèo lại đông anh em nên tôi phải nhào ra đường làm thêm từ những ngày đầu tiên lên thành phố. Bây giờ sau mấy chục năm làm việc cũng đã có của ăn, của để nếu không muốn nói là giàu có. Nhưng tôi vẫn duy trì quan điểm: Ai cũng phải lao động, dù ít hay nhiều, có lao động thì mới cảm nhận hết giá trị của đồng tiền mà mình làm ra.
Và tôi cũng đã thoả thuận với đứa sau như thế. Ba mẹ sẽ lo đóng tiền học phí, mua cho một chiếc laptop và cấp cho một chiếc xe máy cũ để đi học (nếu tiện thì đi xe buýt), và cho tiền tiêu vặt trong học kỳ đầu tiên. Kể từ học kỳ thứ hai thì sẽ🔯 không có khoản này. Học kỳ đầu tiên là để làm quen trường lớp, bạn bè mới cho đỡ bỡ ngỡ. Sang học kỳ tiếp theo đã cứng cáp nên phải đi làm thêm ở ngoài.
>> Sinh viên, bạn trẻജ sẽ không định hướng được tương lai nếu chạy xe ôm công nghệ
Chẳng bao lâu nữa thì học sinh lớp 12 sẽ bước vào kỳ thi quốc gia, nhiều trong số sẽ tiến vào đời bằng những bước đầu tiên ở giảng đường đại học. Tôi cho rằng các bạn trẻ sinh viên nên cố gắng kiếm một công việc làm thêm khi đi học đại học. Lợi ích của việc này ngoài có thêm khoản tiền còn là bài học về kỹ năng sống, kinh ng🍒hiệm va chạm với cuộc sống mà nó mang lại không hề ít.
Làm thêm ban đầu có thể là một chân chạy bàn, phục vụ trong quán cà phê, quán thức ăn...rồi nên tiến dần tới công việc part-time ở những công ty liên quan chuyên ngành học. Tôi cho rằng khôn♎g bao cấp, để con đi làm thêm là một bài học tài chính và một bài học tích luỹ kinh nghiệm sống cho con trẻ.
Nhà ở gần khu sinh viên, tôi thấy nhiều sinh viên được cha mẹ cung phụng quá mức. Học xong rồi chỉ nằm ườn ở nhà tꦿrọ, hoặc tụm tậ♔p bạn bè ở quán cà phê. Hết tháng thì gọi về nhà xin xỏ tiền. Thử hỏi những người vô trách nhiệm với tài chính của bản thân như vậy thì bao giờ sẽ khá?
>>Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiếntại đây.
Nguyễn Tấn Bửu