Dưới sức ép của các tổ chức bảo vệ động vật, chính quyền địa phương Pyeongchang đã yêu cầu 12 nhà hàng thịt chó tạm ngừng kinh doanh trong thời gian diễn ra Thế vận hội để đổi lấy những khoản tiền trợ cấp, AFP đưa tin.
Tuy nhiên, một quan chức thừa nhận chỉ có hai nhà hàng thịt chó ở Pyeongchang thuận theo sự vận động của chính quyền và ngừng♌ kinh doanh trong suốt Thế vận hội Mùa đông.
"Chúng tôi đối mặt với rất nhiều đơn thư khiếu nại 𓃲của các chủ nhà hàng rằng chúng tôi đang đe dọa kế sinh nhai của 🌼họ", ông Lee Yong-bae, một quan chức ở Pyeongchang, cho biết. "Một vài nhà hàng ban đầu chuyển qua bán thịt lợn hoặc một 🍸số thứ khác để thay thế cho thịt chó. Nhưng doanh thu sụt giảm mạnh khiến họ ngay lập tức quay lại bán thịt chó".
Không muốn gây ấn tượng x🌸ấu với khách du lịch quốc tế trong kỳ Thế vận hội mùa đông 2018, chính quyền Pyeongchang đã cho tháo dỡ hàng loạ🍎t biển quảng cáo các món ăn chế biến từ thịt chó, ông Lee cho biết thê♚m.
Khoảng một triệu con chó bị giết thịt mỗi năm ở Hàn Quốc. Người dân xứ kim chi tin rằng thịt chó là món ăn bổ dưỡng cung cấp năng lượng vào mùa hè nóng nực. Trước khi Thế vận hội diễn ra, các nhà hoạt động tăng cường chiến dịch vận động chính quyền ra lệnh cấm buôn bán và tiêu thụ thịt chó, thậm chí còn kêu gọi tẩy chay sự kiện thể thao quy mô này nếu cơ quan chức nănꦬg không có động thái tích cực.
Đầu năm ngoái, Hàn Quốc tuyên bố đóng cửa chợ buôn bán thịt chó lớn nhất nước này để chuẩn bị cho Thế vận hội. Tuy nhiên khu chợ thịt chó Moran, cách nơi diễn ra Olympic 100 km, hiện vẫn hoạt động bình thường. Mỗi n𒊎ăm chợ Moran ở thành phố Seongnam gần thủ đô Seoul bán hơn 80.000 con chó gồm cả chó còn sống hoặc đã bị làm thịt, chiếm khoảng 1/3 mức tiêu thụ thịt chó của Hàn Quốc.
An Hồng