1h sáng ngày 21/3/1963, Jeryl Lynn, 5 tuổi (Philadelphia, Mỹ) phàn nàn cổ h♏ọng đau rát. Cha cô - Maurice Hilleman (43 tuổi), thiên tài về y sinh, làm việc tại Công ty Dược phẩm Merck & Co. (MSD), rất nổi tiếng với nhiều phát minh như vaccine viêm não Nhật Bản, dự đoán được đại dịch cúm tại Hong Kong (Trung Quốc) vào năm 1957, chẩn đoán con gái mắc quai bị từ các triệu chứng trên gương mặt.
Khi đóඣ, bệnh quai bị được đánh giá vô hại với trẻ nhỏ, không có thuốc điều trị hoặc vaccine. Vì vậy, nhà khoa học chỉ dỗ dành♔ để con gái cảm thấy bớt đau.
Cũng vào lúc này, ông nghĩ đến vaccine sởi chế tạo dựa trên kỹ thuật làm suy yếu virus trong phôi trứng gà, vừa đượ♊c cấp phép. Hilleman cho rằng có thể 🍸sử dụng phương pháp tương tự nhằm phát triển mũi tiêm ngừa quai bị. Ông vội vàng đến phòng thí nghiệm rồi trở về nhà lấy mẫu bệnh phẩm của con gái để nghiên cứu.
Không lâu sa𝄹u đó, Hilleman phân lập thành công và làm suy yếu virus, hình thành vaccine. Ông thí nghiệm mũi tiêm trên nhóm trẻ em bị thiểu năng trí tuệ, sau đó mở rộng tới các gia đình tình nguyện. Kirsten Hilleman, 1 tuổi, em gái của Jeryl, cũng tham gia thử nghiệm. Kết quả 95% người được chích 🍰ngừa có kháng thể bảo vệ, không gặp nhiều phản ứng phụ.
Năm 1967, Cơ quan Quản lý Thự🅠c phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép mũi tiêm. Như vậy, Hilleman hoàn thành vaccine quai bị chỉ trong vòng 4 năm, là mốc thời gian kỷ lục, chỉ bị ♐phá vỡ cho đến khi thế giới tập trung nguồn lực khoa học và tài chính để tạo ra vaccine ngừa Covid-19.
Tuy nhiên, mũi tiêm ngừa quai bị gặp trở ngại khi ra thị trường do nhiều người Mỹ cho rằng bệnh không nghiêm trọng trên trẻ nhỏ, chỉ gây sưng tấy các tuyến trên mặt giống như sóc chuột. Một số bác sĩ ꦫnhi khoa cho rằng trẻ nên nhiễm virus để có miễn dịc🦋h tự nhiên.
Đứng trước nguy cơ thất bại, Hilleman kết hợp thêm công dụng phòng sởi và rubella, tạo thành vaccine MMR, được cấp phép năm 1971. ൩Nhờ đó, mũi tiêm không "chết yểu", được sử dụng hơn 150 triệu liều tại Mỹ vào năm 2000.
Năm 1977, Ủy ban Cố vấn về Thực hành Tiêm chủng của Trung tâm Kiꦓểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) quyết định chủng ngừa cho tất cả trẻ em trên 12 tháng tuổi, đến năm 1998 khuyến nghị tăng số mũi tiêm trong phác đồ. Đến nay, vaccine MMꩲR trở thành thành phần quan trọng trong dự phòng bệnh ở trẻ em.
Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống🌼 tiêm chủng , cho biết thực tế quai bị ảnh hưởng nghiêm trọng tới trẻ em và người lớn khi chưa có vaccine, ngược lại quan niệm của cộng đồng.
Nhiều nghiên cứu về ඣsau đã chứng minh quai bị có khả năng lây lan mạnh, gây ra các biến chứng như điếc vĩnh viễn, viêm não, viêm tinh hoàn ở nam, viêm buồng trứng ở nữ. Tỷ lệ viêm buồng trứng và viêm vú lần lượt là 7% và 30% ở phụ nữ sau tuổi dậy thì. Tỷ lệ viêm màng não khoảng𝓡 10%, viêm tụy 4% và mất thính giác thần kinh 4%.
Virus còn có thể gây dị tật bẩm sinh, sinh non và thai chết lưu. Thai nhi có ng🍎uy cơ dị tật cao hơn khi mẹ bị nhiễm trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ ba.
Thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cũng chỉ ra khoảng 186.🍸000 ca mắc được ghi nhận mỗi năm, nhiều trường hợp không được báo cáo. Bệnh nằm trong nhóm những nguyên🏅 nhân phổ biến gây viêm màng não và mất thính giác thần kinh ở trẻ em. Trong Thế chiến I, hơn 230.000 binh lính không thể thực hiện nghĩa vụ do bị biến chứng đau, sưng tinh hoàn.
Từ đây, bác sĩ Chính đánh giá phát minh của Hilleman rất quan trọng với nhân loại, giúp hàng trăm nghìn người không mắc hoặc giảm thiểu biến chứng củ✨a bệnh.
Bác sĩ Chính khuyến cáo người dân chủng ngừa sớm. Trường hợp rất hiếm, ꦐngười đ🌄ược tiêm chủng có thể vẫn nhiễm bệnh nhưng thường nhẹ và không gây nguy hiểm.
Vaccine phối hợp s🦄ởi - quai bị - rubella đã được chứng minh an toàn và có hiệu lực cao, khả năng bảo vệ đến 97%, có thể tiêm từ 9 tháng tuổiꦑ. Phụ nữ dự định mang thai nên chủng ngừa trước ba tháng.
Mộc Thảo