Bằng độc quyền được cấp bởi Tổ chức sáng chế châu Âu (EPC) năm 2014. Hiện nh🌌óm nghiên cứu của TS Tùng đang phát triển dẫn chất benzothiazole thành thuốc điều trị. Đây là các khung chất phân tử nhỏ, có thể ức chế các tổ chức gây ra bệnh ung thư. Sự khác biệt của sáng chế này là tìm ra chất có tác dụng mạnh hơn so với thuốc hiện có trên thị trường, chọn lọc trên đích tác dụng hơn và sử dụng với liều lượng thấp hơn. "Thành công của chất mới đạt đư꧒ợc là dùng liều lượng ít hơn, ít độc hơn và giảm thiểu tác dụng phụ có thể có", anh Tùng cho biết.
Theo tác giả, việc tìm ra dẫn chất này có thể mang đến một phương pháp điều trị mới an toàn hơn cho bệnh nhân ung thư, đó là điều trị trúng đích. Tức là thuốc chỉ tác dụng chọn lọc trên tác nhân gây ung thư mà không ảnh hưởng đến các tổ chức lành tính khác. "Nếu thành công, thuốc có thể không gây nhiều độc tính như các phương pháp điều tr﷽ị ung thư hiện có", anh nói. Hiện trên thế giới có duy nhất một thuốc của Mỹ.
Đã có 11 năm làm nghiên cứu, song nghiê𓄧n cứu thuốc với cơ chế mới tạo sự lựa chọn trong điều trị cho bệnh nhân là mục tiêu theo đuổi của TS Tùng. Anh dành nhiều năm tổng hợp các chất mới, thuốc mới dựa trên dữ liệu từ hàng nghìn công trình đã công bố trước để tìm chất tiềm năng cho hướng đi của mình.
Anh kể có lúc tổng hợp🦄 cả trăm chất nhưng lúc đem đi thử nghiệm lại không có kết quả khiến hướng đi phải thay đổi nhiều lần. "Chỉ một viên thuốc nhưng hàng trăm chất kia phải thiết kế ra sao để đem lại hiệu quả", anh nói và cho biết việc tìm ra dẫn chất mới trong điều trị bệnh ung thư khiến anh hài lòng nhất.
Cơ duyên với các nghiên cứu tìm thuốc mới của Tùng bén từ năm thứ ba tại Đại học Dược Hà Nội. Chàꦓng sinh viên quê 𒁏Hải Dương năm ấy tham gia nhóm nghiên cứu thuốc mới dưới sự hướng dẫn của GS.TS Nguyễn Hải Nam. Khi đó Tùng là sinh viên đầu tiên của trường có công trình công bố trên tạp chí ISI. Điều này tạo bước ngoặt khiến anh có định hướng sang nước ngoài du học.
Năm 2014, sau khi tốt nghiệp thạc sĩ tại Đại học Quốc gia Seoul (Hàn Quốc), anh tiếp tục theo học tiến sĩ tạﷺi ĐH Copenhagen (Đan Mạch) - một trong những cáiꦺ nôi của khoa học Y - Dược với nhiều giải Nobel về y học. Đây cũng là khoảng thời gian TS Tùng bắt đầu nghiên cứu ức chế con đường giao tiếp của vi khuẩn (quorum sensing) để tìm thuốc thay thế kháng sinh. Phương pháp này giúp kìm hãm hoạt động của vi khuẩn gây bệnh nhưng không tác động trực tiếp vào vi khuẩn. Do đó vi khuẩn rất ít có khả năng kháng lại.
Những thành công giúp anh hoàn thành luận án♊ tiến sĩ năm 2017 và mở ra cơ hội tham gia nghiên cứu tại các nước phát triển khác như Phần Lan, Anh, Mỹ. Anh nhận được tài trợ của viện sức khoẻ Mỹ (N🀅IH) và nghiên cứu tại Mỹ với vai trò trợ lý giáo sư.
Năm 2019, Tùng quyết định trở về Việt Nam. Anh bảo, có nhiều nơi để đi nhưng có một chốn để về - đó là quê hương. Anh muốn lập nhóm nghiên cứu và cho thấy vị thế nước nhà không thua ꦆkém bất cứ nhóm nào trên thế giới.
Hiện TS Tùng là trưởng nhóm nghiên cứu thuốc mới, Viện ♌nghiên cứu tiên tiến Phenikaa, giảng viên khoa Dược, Đại học Phenikaa. Là người "mở đường" trong nước theo hướng quorum sensing, anh cùng các cộng sự có khó khăn nhất định. Các thuốc mới được thiết kế đều phải🌜 gửi ra nước ngoài thử nghiệm. Anh cho biết, Đại học Phenikaa đang đầu tư cho các thử nghiệm sinh học tại Việt Nam, trong thời gian tới có thể làm toàn bộ trong nước.
Đến nay nhóm có 7 công trình liên quan đến các phương pháp tìm thuốc kháng khuẩn mới. Trong đó có một công trình dạng tổng quan🐟 được đăng trên tạp chí đầu ngành thế giới về hoá Dược (Journal of Medicinal Chemistry).
Sắp tới, nhóm của anh sẽ phát triển mạnh các ứng 𒐪dụng của nghiên cứu để đưa ra nhiều sản phẩm dược phẩm "Made in Vietnam".TS Trương Thanh Tùng đã công bố 30 công trình khoa học thuộc lĩnh vực công nghệ y dược. Năm 2021, anh là một trong 10 gương mặt nhận giải thưởng Quả cầu vàng.
Như Quỳnh