Theo lời mời của Hội đồng Anh và Hiệp hội Điện ảnh Mỹ tại Việt Nam (MPA), Huân tước David Puttnam xứ Queensgate đã có buổi trao đổi về tiềm năng tương lai của các nhà làm phim Việt Nam, vai trò của các nhà làm phim và tầm quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ. David Puttn🍬am vốn là Đặc phái viên Thương mại của Thủ🗹 tướng Anh tại Việt Nam, Lào và Campuchia.
Huân tước David Puttnam từng là nhà sản xuất phim. Trong 30 năm dành cho công việc này, ông từng tạo nên những bộ phim đình đám ở thập niên 1970 và 1980. Tác phẩm Chariots of Fire do ông sản xuất năm 1981 giành giải Oscar năm 1982 cho “Phim hay nhất”. The Mission mà David Puttnam sản xuất năm 1986 giành Cành Cọ Vàng tại LHP Cannes cùng năm và đề cử Oscar 1987 cho “Phim hay nhất”. Từ năm 1986 đến 1987, David Puttman cũng là CEO của hãng phim Columbia Pictures. Từ năm 1998, ông tạm rời xa điện ảnh để tập trung cho công việc phát triển về giáo dục và môi t🌌rường.
Trong cuộc trò chuyện sáng 26/1 tại Hà Nội cùng các nhà làm phim Việt Nam như Nguyễn Hoàng Điệp, Síu Phạm, Bùi Thạc𝐆 Chuyên, Nhuệ Giang; Huân tước David Puttnam cho rằng điện ảnh là một môi trường sáng tạo không ngừng và các nhà làm phim cần phải liên tục sáng tạo. “S🎃áng tạo là cơ bắp, phải thường xuyên luyện tập để tạo sự kiên cường, rắn rỏi khi đi làm phim”.
Với bối cảnh tại Việt Nam hiện nay, môi trường cho phim ảnh đã được cởi mở hơn rất nhiều so với trước. Các kênh phát hành mới như 𝓀là phát hành trên Internet, hứa hẹn một nguồn doanh thu mới, nhưng lại mang nỗi lo phim bị phát tán, tải lậu. Phim của các nhà làm phim độc lập thường chỉ mang được tới liên hoan phim và hiếm khi được ra rạp, nếu có cũng chỉ trong một thời gian ngắn chưa đến hai tuần. Các nhà làm phim hiện nay gặp nhiều khó khăn trong việc tìm được tiếng nói chung với khán giả đại chúng. Nhiều tác phẩm thể hiện dấu ấn, phong cách tác giả mạnh mẽ sẽ khó đến được với số đông như phim giải trí là🎶m chiều theo thị hiếu.
Nói về điều này, Huân tước David Puttnam cho rằng sẽ khó có bộ phim nào thực sự “dở” mà khán giả lại cho là “hay”: “Khán giả chính là hàn thử biểu cho mỗi bộ phim”. Ông cũng lấy ví dụ về rất nhiều tác phẩm từng dự tranh Oscar, tiêu biểu là Boyhood năm nay - quay trong 12 năm với số tiền đầu tư rất ít ỏi. Bộ phim này không nói những gì đao to búa lớn mà đơn giản là một câu chuyện gần gũi mà vẫn có những cảnh phim khiến người xem bị bất ngờ, ngạc nhiên. Một ví dụ khác là bộ phim Metro Manila với kinh phí eo hẹp, chỉ đủ tiền thuê một camera nhưn🐠g nhờ câu chuyện mang tính xã hội, danh tiếng của tác phẩ🌺m này đã vang xa thế giới.
David Puttnam đặc biệt quan tâm tới vấn đề xã hội và cuộc sống của những thân phận không may mắn được thể hiện qua phim ảnh. Ông từng là Chủ tịch của UNICEF Anh và ▨hoạt động trong các lĩnh vực như các vấn đề về an toàn nguồn nước, buôn bán trẻ em.
Năm 2013, David Puttnam từng tới Việt Nam tham dự Tuần lễ Anh Quốc từ 28/9 đến 4/10, nằm trong chuỗi các hoạt động ✨kỷ niệm 40 quan hệ ngoại giao Việt - Anh.
Bài và ảnh: Nguyên Minh