Nhà máy trang bị công nghệ khép kín thổi - rót - hàn vô trùng▨ (BFS). Điểm khác biệt của dây chuyền này là không sử dụng bao bì nhựa làm sẵn. Thay vào đó, hạt nhựa ಞnguyên sinh nóng chảy được thổi và đúc trực tiếp thành lọ đựng thuốc nhỏ mắt, mũi trên dây chuyền. Ngay lập tức, dịch vô trùng được bơm vào lọ và hàn kín. Toàn bộ quá trình này chỉ diễn ra trong 13 giây nhằm đảm bảo vô trùng.
Dịch thuốc được pha chế tự động với chu trình khép kín, c🌳ông thức lập trình sẵn trên phần mềm, hạn chế tối đa can thiệp của con người.
Bà Nguyễn Thị Chinh - Quản đốc phân xưởng cho biết, công nghệ BFS được nhập khẩu từ Mỹ, nâng năng suất chếꦡ tạo thuốc nhỏ mắt lên gấp 3 lần. Hệ thống tự động, đồng bộ và khép kín, giúp sản xuất ra các sản phẩm thuốc nhỏ mắt vô trùng, chất lượn🎶g cao, tương đương với các chế phẩm tiêmℱ truyền dùng hậu phẫu trong bệ𒊎nh viện. Nhà máy đã được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn GMP-WHO.
Theo ông Trần Túc Mã - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Traphaco, nhà máy cũng áp dụng đồng bộ công nghệ hiện đại, vận hành tự động, kiểm soát online, cho các hệ thống sản xuất siro và thuốc nước. Quy trình chia thành nhiều bước trước đây còn nhiều hạn chế. Tại nhà máy mới, dây chuyền thuốc viên trang bị hệ thống thiết bị ứng dụng công nghệ châu Âu, kết nối liên hoàn và khép kín, giảm bay bụi ra ngoài môi trường, khắ♕c phục nguy cơ nhiễm chéo trong quản lý sản xuất.
Tham quan nhà máy, Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Văn Truyền - nguyênꦕ Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, công nghệ không sinh bụi, không tiếp xúc có ý nghĩa trong sản xuất dược phẩm. Người công nhân không ảnh hưởng bởi hoạt động sản xuất th🌄uốc hàng ngày; đồng thời không nhiễm chéo giữa các lô thuốc, hoạt chất thuốc khác nhau như trước đây. Dây chuyền hiện đại vừa tăng chất lượng sản phẩm, vừa bảo đảm điều kiện lao động cho người công nhân.
"Mỗi năm quỹ bảo hiểm y tế chi khoảng 40-50 nghìn tỷ đồng cho các thuốc đấu thầu vào bệnh viện. Điều này, cho thấy nhu cầu dùng thuốc tốt, chất lượng cao trong điều trị là rất lớn. Các doanh nghiệp dược trong nước bắt đầu có hiện tượng tách tốp, để ứng💞 dụng các tiêu chuẩn cao hơn như GMP/EU, GMP/PICs", Phó giáo sư Truyền đánh giá.
Theo nguyên Thứ trưởng, ngành dược phẩm Việt Nam đang bước vào giai đoạn lột xác với sự dịch chuyển không ngừng từ số lượng sang chất lượng. Trong đó, các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế (GMP EU, PIC/S) sẽ có ưu thế lớn, nhờ đảm bảo chất lượn🐈g thuốc theo chuẩn châu Âu và Mỹ, vừa có chi phí cạnh tranh hơn Trung Quốc 20%, Ấn Độ 30%, Nhật Bản 40%.
An San