Hơn tháng qua, chị Huỳnh Mỹ Trúc, làm việc tại khu K của Công ty TNHH Pouyuen🏅 Việt Nam (quận Bình Tân), thường xuyên tăng ca 30 phút mỗi♐ ngày. Nếu làm đều, mỗi tháng chị có thêm một triệu đồng. Số tiền đủ để chị ăn sáng, trả tiền xe đưa đón 6.000 đồng mỗi ngày.
"Có tăng ca thì mình không phải tiêu vào l🎃ương cứng, để dành nuôi con", chị Trúc nói. Ở tuổi 45, chị có hơn 20 năm gắn bóꦗ với Pouyuen, lương căn bản gần 11 triệu đồng mỗi tháng. Chồng mất sớm, chị một mình nuôi hai con và mẹ già. Hồi tháng 2, khi công ty bắt đầu đợt giảm lao động đầu tiên trong năm, trong lòng chị luôn bất an, sợ danh sách "gọi đến tên mình".
"Hôm tổ trưởng th🌳ông báo tăng ca, lo lắng của tôi tan biến", chị Trúc nói. Với kinh nghiệm lâu nဣăm, nữ công nhân cho rằng làm thêm giờ là dấu hiệu rõ ràng nhất của đơn hàng nhà máy phục hồi.
Ông Củ Phát Nghiệp, Chủ tịch công đoàn Công ty Pouyuen Việt Nam, cho biết đơn hà📖ng của nhà máy đã dần phục hồi. Hiện một số xưởng sản xuất bố trí cho công nhân đăng ký tăng ca 30-60 phút vào một s🐻ố ngày trong tuần.
"Nhiều đơn hàng do đối tác chủ động đặt", chủ tịch công đoàn doanh nghiệp đông lao động nhất thành phố (hiện gần 39.000 lao động) nói. Theo ông khi đơn hàng tăng, tình hình lao động của doanh nghiệp từ nay đến cuối năm sẽജ ổn định hơn. Công nhân an tâm làm việc.
Tương🔯 tự, hơn tháng qua không khí sản xuất ở Công ty cổ phần sản xuất giày Khải Hoàn (Bình Chánh) nhộn nhịp trở lại vì đơn hàng nhích dần. Sau thời gian phải nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, đỉnh điểm là tháng 9 phải nghỉ chờ việc vì đơn hàng cạn kiệt, từ tháng 10 hơn 1.100 công nhân bắt đầu tăng ca trở lại.
Chị Nguyễn Thị Thanh, 34 tuổi, gắn bó hơn 5 năm ở công ty, cho biết khi đơn hàng không có, thu nhập giảm n🧔hiều đồng nghiệp đã nghỉ việc. Tuy nhiên chị vẫn cố gắng bám trụ bởi ngay cả khi không có việc, công ty vẫn có khoản hỗ trợ cho người lao động.
"Công ty cố gắng giữ người thì chắc chắn sẽ nỗ꧂ lực tìm đơn hàng", chị Thanh nói. Từ tháng 10, đơn hàng của nhà máy phục hồi, công nhân được bố trí tăng ca để kịp tiến độ, Mỗi tháng làm thêm tầm 30 giờ, chị có thêm khoảng hai triệu đồng. Ngoài ra, khi tăng ca, công ty lo luôn bữa ăn tối giúp chị tiết kiệm một phần chi phí.
Người mẹ đơn thân kỳ vọ🍎ng công ty sẽ duy trì việc đều đến cuối năm để có thêm tiền mua sắm áo quần mới cho con trai gửi ở quê.
Pouyen, Khải Hoàn là hai trong số các doanh nghiệp thuộc ngành giày da có đơn hàng trở lại. Bà Phan Thị Thanh Xuân, Tổng thư ký hiệp hội Da, giày, túi xách Việt Nam, cho biết hiện tại tình hình đơn hàng các nhà máy có cải thiện, nhiều đối tác quay trở lại đặt hàng. Nguyên nhân giúp đơn ký kết phục hồi là hàng tồn kho lâu nay của các nhãn hàng đã giảm v꧟à thị trường chuẩn bị bước vào đợt mua sắm cuối năm. Trước mắt, công nhân có việc để làm, chủ yếu đủ 8 tiếng hành chính, một số ít nhà máy có tăng ca.
Đối với ngành may, ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội dệt may thêu đan TP HCM, thông tin hiện đơn hàng đáp ứng được 85-90% năng lực sản xuất của các nhà máy. Các đơn hàng🐟 trở lại chủ yếu thuộc nhóm nhỏ lẻ, yêu cầu kiểu dáng, thời trang và đơn giá rất cạnh tranh. Trước đây, vào thời điểm cuối năm, các nhà máy may đã sắp xếp được lịch sản xuất đến giữa năm hoặc hết quý 3 năm sau.
"Mặc dù không được như dự báo hồi giữa năm nhưng trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, đơn hàng phục hồi là tín hiệu mừng", ông Hồng nói. Thời gian qua, nhiều nhà máy phải cho cô🌸ng nghỉ chờ việc, giảm lương, số khác buộc phải cắt lao động. Thêm đơn hàng giúp các doanh nghiệp có việc để làm, giữ lao động ở lại, đặc biệt có ý nghĩa khi Tết đã đến gần.
Ông Hồng đơn cử Công ty may Sài Gòn 3, nơi ông làm chủ tịch hội đồng quản trị,🌼 đơn hàng hiện 𝕴đạt 90% công suất. Điều này giúp nhà máy duy trì việc đều đặn cho công nhân, giữ họ ở lại để chờ thị trường phục hồi hoàn toàn.
"C🤡húng tôi vẫn tiếp tục đi kiếm đối tác, khách hàng mới", ông Hồng nói. Theo ông, thời gian qua, sự nỗ lực của các ngành chức năng trong việc kết nối các th𓃲ị trường mới phần nào có hiệu quả. Thời gian tới vẫn sẽ còn nhiều khó khăn nên cần thực hiện cùng lúc nhiều giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp.
Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP HCM Lê Văn Thinh cho rằng tình hình sản xuất ở một số doanh nghiệp có tín hiệu tích cực. Các ngành may mặc, da giày, thực phẩm thêm đơn hàng. Một số nhà máy tuyển mới lao độn🦋g, tổ chức tăng ca. Tuy nhiên, theo lãnh đạo ngành lao động thành phố, các đơn hàng hiện nay chủ yếu là 🔯ngắn hạn, phục vụ giáng sinh, năm mới. Dự báo tình hình sắp tới còn khó khăn.
"Trong bối cảnh này, công ty nào làm thêm giờ là công nhân mừng", ông Thinh nói, cho biết sau thời gian hụt đơn hàng, lao động phải giảm lương, việc tăng ca lúc này như một khoản bù đắp thu nhập, đặc biệt k꧙hi Tết sắp đến.
Lê Tuyết