Ngày 3/12, tại Hội thảo Phát triển điện hạt nhân, ông Hoàng Anh Tuấn - Cục trưởng Năng lượng Nguyên tử, Bộ Khoa học Công nghệ - cho biết, việc khởi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam tại Ni✨nh Thuận sẽ dời đến n🍌ăm 2020, chậm hơn dự kiến 6 năm.
Theo ông Tuấn, các cơ quan đang tiếp tục thẩm định hồ sơ dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận để trình Thủ tướng phê duyệt. ''Các đơn vị cũng đánh giá tác động môi trường, địa điểm xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại Việt Nam. Việc thẩm định cũng thông qua tham vấn các chuyên gia của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA)'', ông Tuấ😼n nói.
Sau thảm họa phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân Fuk🐽ushima năm 2011 tại Nhật Bản do động đất và sóng thần, Chính phủ đã yêu cầu rà soát, bổ sung các giải pháp bảo đảm an toàn. Dự án sau đó phải lùi địa điểm đã chọn vào đất liền sâu hơn, công trình được nâng lên để bảo đảm an toàn. Việc💟 này phát sinh nhiều công việc như di dời, đền bù giải phóng mặt bằng nên quá trình chuẩ🥂n bị kéo dài thêm💯.
Sau khi hồ sơ được Thủ tướng phê duyệt, dự án sẽ bước vào giai đoạn chuẩn bị hồ sơ để ký với đối tác của Nga. Nguồn vốn xây nhà 🅘máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 khoảng 8-10 tỷ USD, chủ yếu được Nga cho vay theo hiệp định đã ký trước đó của chính phủ hai nước.
Việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân thường tốn chi phí rất lớn nhưng khi vận hành lại rất thấp, tuổi thọ đến 60 năm. Khi hoàn thành, nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 có 4 tổ máy với công suất khoảng 4.000 MW, đóng góp khoảng 3-4% trong tổng nhu cầu điện năng của cả nưᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚớc.
Theo định hướng quy hoạch phát triển, điệ♊n hạt nhân sẽ đóng góp khoảng 10% tổng công suất điện quốc gia trong những năm tới.
Lãnh đạo Cục Năng lượng Nguyên tử thừa nhận, Việt Nam chưa có kinh nghiệm làm điện hạt nhân nên còn nhiều khó khăn trong việc chuẩn bị. Chưa có chính sách để huy động nguồn nhân lực trẻ, cán bộ có kinh nghiệm t♔rong lĩnh vực này.
Việt Nam đang chuẩn bị hai dự án điện hạt nhân song song tại Ninh Thuận. Nhà máy số 1 đặt tại xã Phước Dinh, huyện Thu🌃ận Nam do Nga hỗ trợ về công nghệ. Nhà máy còn lại ở xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải do Nhật giúp đỡ. Theo kế hoạch ban đầu, việc khởi công đã diễn ra cuối năm 2014 và phát điện năm 2020.
Duy Trần