Tại buổi thảo luận tổ sáng nay về dự Luật Nhà ở (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng đề xuất "công nhân, người lao động không thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân mới được mua nhà ở xã hội" là không hợp lý và nên bỏ.
Cá nhân tôi cũng đồng tình với quan điểm này, đồng thời cho rằng, người có đóng thuế thu nhập ở bậc thấp nhất 5-10% mới là đối tượng được mua nhà ở xã hội (tại thành phố). Còn người không phải đóng thuế thì thu nhập ở mức quá thấp. Thực tế, họ không nên cố đua mua nhà ở thành phố bằng mọi giá, kể cả nhà ở xã hội. Thay vào đó, họ chỉ nên mua nhà ở các vùng thôn quê - nơi đất còn rộng, có mức sống và chi phí giáo dục phù hợp với khả n꧃ăng tài chính𒅌.
Đây cũng là chính sách giúp giãn bớt dân cư, giảm tình trạng quá tải ở các thành phố lớn. Cơ bản, người không đóng thuế mà được ưu ái (dù bản thân họ không đủ tiềm lực tài chính) trong khi những người đóng thuế ở mức tối thiểu lại bị tước mất cơ hội mua nhà ở xã hội thì thực sự thiếu công bằng.
Có người cho rằng cần nâng mức đóng thuế thu nhập cá nhân lên để không tước cơ hội mua nhà ở của người lao động. Tuy nhiên, tôi cho rằng mức đóng thuế hiện nay đang꧋ là rất ưu ái rồi. Thu nhập trung bình của người Việt là 7 triệu đồng một tháng nhưng quy định lên tới 11 triệu đồng mới phải đóng thuế. Trong khi đó, so ra thu nhập trungꦕ bình ở Mỹ là 5.000 USD mà mức 3.000 USD đã phải đóng thuế rồi. Nên đừng than trách việc mức đóng thuế thu nhập cá nhân quá thấp khiến người lao động không mua được nhà.
>> 'Người có xe hơi vẫn mua được nhà ở xã hội'
Ở đây, những người không đóng nổi thuế thu nhập cá nhân thì làm sao có tiền mà nghĩ đến chuyện mua nhà ở xã hội tại thành phố. Dù giá nhà có rẻ đến mấy thì cũng vẫn nằm ngoài tầm với của những người có mức thu nhập dưới ngưỡng nộp thuế. Không nộp nổi thuế mà muốn có nhà thì nhà nước chỉ có cách xây nhà giá rẻ cho họ thuê mà thôi. Còn muốn mua nhà, những người này nên về quê mới hợp túi tiền. Đòi hỏi được mua nhà ở xã hội khi thu nhập quá thấp là rất vô lý.
Hiện nay, ngay cả những người nộp thuế ở mức thấp nhất (5-10%) cũng phải cജhắt bóp, tiết kiệm lắm mà vẫn khó sở hữu nhà ở xã hội loại rẻ. Ở thành phố, thu nhập 15-20 triệu đồng cũng chỉ là mức bình thường chứ không 🍸thể xem là khá giả. Mức lương đó mua nhà ở xã hội còn khó. Thế nên, nhà nước nên hỗ trợ những đối tượng này mua nhà mới đúng.
Đất không thiếu, nhưng nhiều người thay vì "liệu cơm gắp mắm", lại cố chấp bám trụ ở thành phố bằng mọi giá, rồi than thở khi không mua được nhà, đòi hỏi phải có chính sách giảm giá nhà xã hội hết mức có thể. Tôi nghĩ rằng, đó mới là vấn đề khiến bài toán nhà xã hội chưa tìm đ🌠ược lời giải.
Theo quy định hiện hành, đối tượng mua nh🍒à ở xã hội là những người có công với cách mạng; hộ gia đình nghèo, cận nghèo ở nông thôn, đô thị; người thu nhập thấp tại đô thị (không thuộc diện đóng thuế thu nhập cá nhân); lao động tại các khu công nghiệp, sĩ quan, quân nhân, công nhân thuộc đơn vị công an, quân đội; hộ gia đình, cá nhân thuộc diện thu hồi đất mà chưa được bồi thường; học sinh sinh viên của các trường đại học, học viện, trường chuyên biệt theo quy định; học sinh trường dân tộc nội trú công lập; doanh nghiệp, hợp tác xã thuê nhà lưu trú công nhân để người lao động thuê lại.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.