Vào những năm 1930 tại Thụy Điển, nhiềไu người dân nước này, kể cả trẻ em dưới 3 tuổi đều mắc bệnh sâu răng. Mức độ sâu răng trung bình ở một người lên tới 83%. Thời đó, dịch vụ nha khoa chưa phát triển.
K🍒hông có phươ𒐪ng thức điều trị cơ bản, những chiếc răng sâu sẽ bị nhổ đi theo yêu cầu của bệnh nhân. Điều này phổ biến đến nỗi, trong thế chiến I và II, quân đội Mỹ chỉ tuyển quân nhân có đủ ít nhất là 24 chiếc răng đối xứng.
Các tranh cãi về nguyên nhân gây bệnh sâu răng bùng nổ vào những năm đầu của thế kỷ 20. Chính phủ Thụy Điển quyết🌃 định tập trung vào phòng bệnh bằng cách tiến hành các nghiên cứu về ảnh hưởng của thức ăn lên men răng.
Thí nghiệm được thực hiện tại Viện Tâm thần Vipeholm vào năm 1940. Viện này là nơi điều trị cho các bệnh nhân thiểu năng trí tu✱ệ và chậm phát triển. Bệnh nhân được tập hợp từ nꦅhiều khu vực khác nhau trên cả nước. Ban đầu, thử nghiệm tiến hành trên 650 người, sau đó lên hơn một nghìn người. Các bệnh nhân thiểu năng có chỉ số IQ từ 24 đến 50, tuổi từ 15 đến 70.
🅷Nghiên cứu bao gồm ba giai đoạn. Vào giai đoạn đầu tiên, các nhà khoa học kiểm tra răng của bệnh nhân một cách🍸 kỹ lưỡng. Trong hai năm đầu, người bệnh được cung cấp thức ăn chứa ít tinh bột hơn một nửa so với lượng tiêu thụ trung bình của người Thụy Điển và bị cấm ăn nhẹ giữa các bữa.
Vào༺ cuối giai đoạn này, 78% trẻ em không phát triển các lỗ sâu 💛răng mới.
Trong hai năm tiếp theo, các nhà khoa học thay đổi chế độ ăn của bệnh nhân, bổ sung gấp đôi lượng đường thường thấy trong bữa ăn hàng ngày củ🅺a người Thụy Điển. Các bệnh nhân cũng được chia ra thành nhiều nhóm. Nhóm đầu ăn bánh mì ngọt và thêm đường trong bữa chính. Nhóm thứ hai 1,5 cốc nước đường trong mỗi bữa ăn. Nhóm còn lại ăn chocolate hoặc caramen. Trẻ em trong nhóm thứ ba đã bị ép ăn từ 8 đến 24 thanh kẹo bơ cứng giữa mỗi bữa ăn✱.
Kết quả, nhóm bệnh nhân thứ ba mắc bệnh sâu răng nghiêm t⛦rọng. Sự gia tăng của các lỗ sâu mཧới xảy ra ngay sau khi người bệnh bắt đầu ăn kẹo một thời gian ngắn.
"Các bệnh nhân đã được cho ăn kẹo bơ cứng hoặc caramen bởi chúng dễ dàng mắc kẹt trong răng. Răng của người bệnh đã bị ph🍃á hủy, và phải chịu những cơn đau đớn khủng khiếp. Điều này vô cùng tồi tệ", Thomas Kanger, một nhà 💙báo người Thụy Điển từng nghiên cứu về thí nghiệm này cho biết.
Dù rùng rợn, nghiên cứu đã được sử dụ👍ng để ngăn ngừa tình trạng sâu răng ở trẻ em và là tiền đꦛề cho các sản phẩm thay thế đường.
Thục Linh (Theo CNN)