Khoản tiền World Bank cho Việt Nam vay để thực hiện dự án này khoảng hơn 100 triệu USD, 80% nguồn vốn của dự án đã được giải nܫgân.
BBC dẫn lời ông Rakesh Nangia, Giám đốc quản lý dự án🐻 của World Bank, cho biết nếu trong quá trình thanh tra WB thấy bất kỳ vấn đề gì trong các dự án này thì họ sẽ yêu cầu chín🌄h phủ truy hoàn tiền vay, bất kể đã giải ngân hay chưa.
T൲hông tin của WB được giới báo chí VN rất quan 💯tâm, tuy nhiên trong buổi chiều hôm nay, ông giám đốc Klaus Rohland từ chối trả lời bất cứ phỏng vấn nào. Dự kiến, trong tuần này WB sẽ tổ chức một cuộc gặp với giới thông tấn để đề cập đến các vấn đề có liên quan đến quản lý tài chính ở các dự án có vốn viện trợ.
Trước đó, hồi tháng 2, ngay sau khi nghe tin về vụ tiêu cực tại PMU 18, WB đã cử chuyên gia sang VN song đây chỉ là một phần của các cuộc điều tra thường niên. Lần làm việc của phái đoàn tới đây sẽ tập trung vào việc xem xét kỹ báo cáo kiể🉐m toán của các dự án.
Chống tham nhũng sẽ nóng tại CG Nha Trang
Các nhà tài t🌞rợ cho biết họ đang “nín thở” quan sát và chờ xem Chính phủ VN sẽ xử lý vụ việc tiêu cực liên quan đến PMU 18 ra sao. Cho dù kết quả như thế nào, ông Daisuke Matsunaga, công sứ Đại sứ quán Nhật Bản, cho biết chắc chắn sẽ có chuyện phải bàn tại hội nghị tư vấn giữa kỳ (CG) vào tháng 6.
Theo điều tra sơ bộ của các nhà tài trợ, hiện VN có hơn 500 PM🗹U, hầu hết những đơn vị này có cơ quan chủ quản là các bộ, ngành. Trong cuộc gặp gỡ với báo chí mới đây, Giám đốc Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại VN Ayumi Konishi cho rằng vụ việc tại PMU 18 cho cơ hộ🧜i để chứng tỏ Chính phủ VN có quyết tâm chống tham nhũng đến mức nào, cũng như quyết tâm cải thiện tình hình thực thi các dự án phát triển và việc chi tiêu công.
Trong khi đó, việc sửa đổi Nghị định 17 về hướng dẫn sử dụng vốn ODA vẫn chưa hoàn thành. Theo một cán bộ tại Bộ kế hoạch Đầu tư, việc sửa đổi này đã được đưa vào kế hoạch từ trước khi có vụ PMU 18, song vài năm qua vẫn giậm chân tại chỗ. Nội dung chủ yếu được sửa đổi trong nghị định là ဣbuộc các dự án, chương trình phải đấu thầu theo quy định quốc tế, nhà thầu và tư vấn không được cùng một bộ vẫn đang gây tranh cãi.
Tương tự, việc soạn thảo quy định chuyển đổi các PMU thành doanh nghiệp cũng chưa đi đến đâu. Theo các chuyên gia trong ngành xây dựng, cùng một mẹ đẻ ra nhưng mô hình hoạt động của các PMU không giống nhau. Có PMU thành lập các phòng ban thực hiện những nhiệm vụ chuyên biệt như giải phóng mặt bằng, chấm thầu, có PMU lại giao cho mỗi phòn🍃g một dự án cụ thể để thực hiện từ lập dự án tiền khả thi đến kế hoạch đấu thầu, chấm thầu, giải phóng mặt bằng, đốc thúc tiến độ, thực hiện thẩm định tài liệu hoàn công của nhà 🌠thầu và giải ngân như tại PMU 18. Theo ông Trần Nhơn, nguyên thứ trưởng Bộ Thủy lợi, đây chính là kẽ hở dẫn tới tiêu cực vì các phòng ban khi đó không thể kiểm tra chéo với nhau.
Phong Lan