Hoàng Anh Lê
Tháng 9/2009, GS. Numano Mi▨tsuyoshi của Đại họꦜc Tokyo - Nhật Bản tới Việt Nam nói chuyện về “Lịch sử và đặc điểm văn học Nhật Bản”. Đầu tháng 3/2012, nhà văn trẻ Masatsugu Ono có các buổi giới thiệu về tiểu thuyết Nhật đương đại và cuốn sách “Tiếng hát người cá” của anh được xuất bản tại Việt Nam. Nối tiếp chuỗi hội thảo về văn học Nhật, trong khuôn khổ chương trình giao lưu văn hóa Việt - Nhật, ngày 20/3, nhà thơ trẻ Hachikai Mimi có mặt tại Hội trường tầng 2, Viện văn học, Hà Nội để trò chuyện về văn học đương đại Nhật Bản nhìn từ thơ.
Nhà thơ trẻ H♛achikai Mimi (trái) cùng phiên dịch nói chuyện với độc giả Việt Nam. |
Chủ trì buổi hội thảo, diễn giả Hachikai Mimi khái quát với độc giả Việt Nam lịch sử cũng như tình hình sáng tác thơ Nhật Bản hiện nay. Theo Mimi, cách đây hơn 100 năm, vào thời kỳ Minh Trị, thơ Nhật chủ yếu là Hán thi - phổ theo những quy tắc thơ Trung Quốc. Tuy nhiên, không chỉ có thơ chữ Hán mà còn có tanka (𓃲đoản ca) - thể thơ cổ ra đời từ rất sớm và haiku - thể thơ nói về thiên nhiên - được bắt nguồn từ tanka và thịnh hành từ thế kỷ 17 trở đi. Đây là hai thể thơ truyền thống mang đậm hơi thở và tư duy của người Nhật. Hachikai Mimi viện dẫn bài thơ nổi tiếng trong thế giới haiku Nhật Bản của Matsuo Basho - thiền sư thi sĩ lỗi lạc của thời Edo:
“Ao cũ
con ếch nhảy vào
vang tiếng nước xao”
(Nhật Chiêu dịch)
Cắt nghĩa cái hay của bài thơ, Mimi cho biết, chính cái âm vang, dư âm của việc con ếch nhảy trên mặt nước - bằ♋ng ngôn từ - đã làm nên bài thơ. Và việc dùng ngôn từ, để khuấy lên những dư âm của 💎tạo hóa, của tình cảm con người đã trở thành truyền thống tồn tại trong suốt hành trình thơ Nhật Bản từ cổ chí kim.
Từ năm✃ 1868, Nhật Bản bước vào thời kỳ Minh trị Duy tân. Trước cơn lốc hiện đại hóa đất nước, cùng sự du nhập của văn hóa phương Tây, thể thơ tự do xuất hiện để giúp các nhà thơ diễn đạt một cách đa dạng cảm xúc, tư tưởng cá nhân trước những biến động của thời đại mà họ đang sống. Điều đó không có nghĩa là tanka và haiku bị mờ nhạt. Theo Mimi, từ sau hiện đại hóa, Nhật Bản xuất hiện nhiều nhà thơ cách tân, làm mới hai thể loại thơ truyền thống này. Bên cạnh đó, tinh thần thiền thường thấy trong haiku phảng phất đi vào các sáng tác thơ hiện đại - thơ được viết theo thể tự do.
Đặc biệt, từ sau Thế chiến thứ hai, các sáng tác thơ tự do nở rộ với tinh thần hướng đến sự hồi sinh của nước Nhật từ trong ho𒈔ang tàn của chiến tranh. Khoảng thập niên 80 của thế kỷ 20 trở💜 đi, cùng với sự phát triển của kinh tế, tiếng nói của người phụ nữ cũng được nâng cao. Thi đàn bắt đầu nổi lên các nhà thơ nữ với việc đào sâu vào cảm xúc, thân thể đàn bà bằng những lối diễn đạt ngôn từ táo bạo. Thơ tự do đã trở thành địa hạt chính để các nhà thơ sử dụng ngôn từ và âm thanh, hình ảnh.
Hachikai Mimi trò chuyện cùng độc giả Việt Nam. |
Được biết đến như một trong những nhà thơ trẻ nổi danh của văn học Nhật Bản đương đại, Hachikai Mimi cũng chia sẻ về công việc sáng tác của mình. Sau khi tốt nghiệp khoa Văn học, Đại học Waseda, cô xuất bản tập thơ đầu tay: “Nay trận địa ẩm ướt lên”. Tác phẩm giành được giải thưởng cao quý Nakahara (một trong những giải thưởng danh giá nhất về thơ của Nhật Bản, được trao tặng hàng năm cho những tập thơ nổi bật của dòng thơ đương đại). Năm 2005, tập thơ thứ hai của Hachikai “Đêm loài ăn thịt bị ăn” giành giải thưởng của bộ Giáo🐈 dục – Văn hóa - Thể thao - Khoa học và kỹ thuật Nhật Bản.
Làm thơ nhưng Mimi cũng viết văn xuôi. Có nhiều người hỏi cô về sự “đa mang” này, Mimi cho biết, với cô viết văn xuôi thực chất là để “suy nghĩ nhiều về thơ hơn nữa”. Theo Mimi, thơ tận dụng được nhịp độ, nhịp điệu của ngôn từ để diễn đạt cảm xúc. Ngôn từ có khi không là gì cả. Nhưng ngôn từ có mặt ở đó, bản thân điều đó đã làm nên ý nghĩa. Bằng sự nhạy cảm, tinh tế với ngôn từ, kết hợp với việc sử dụng thủ 🌊pháp chơi chữ, và bằng một giác quan nhạy bén, Hachikai Mimi đã làm nên những vần thơ đầy sắc sảo về thế giới, về con người. Đặc biệt, thơ của cô chú trọng vào cảm giác, những ấn tượng và liên tưởng mạnh mẽ. Trong một bài thơ của Mimi, cô viết:
"Rơi rớt vật đang ôm
Trong tay hoàn toàn trống
Lần lượt ném vào bóng tối ấy
Biển và núi, sóng, sương
Trăng vô tình tròn trịa
Mạch đập nhanh
Chúng ta
Mặc vào cho nhau rồi cởi bỏ"
(Con đường này tiếp đến cửa miệng của ai đó)
Theo lý🗹 giải của Hachikai Mimi, trong cuộc sống, con người giao tiếp, cảm nhận, ảnh hưởng nhau nhưng một ♏lúc nào đó họ lại bỏ quên điều đó. Rồi lại lặp lại hành trình với những kết nối mới, lại “mặc” vào yêu thương, và “cởi bỏ”, giống như một vòng tuần hoàn. Hachikai Mimi cảm nhận được điều đó và đã cố gắng để diễn đạt nó bằng những ngôn từ đầy sức gợi.
Hachikai Mimi sinh năm 1974 tại tỉnh Kanagawa, Nhật Bản. Hiện tại cô là giáo sư thỉnh giảng bộ môn🌞 văn học, Đại học Waseda. Các tác phẩm thơ đã 💯xuất bản: “Nay trận địa ẩm ướt lên” (1999), “Đêm loài ăn thịt bị ăn” (2005), “Phủ lên chiếc lá” (2007). Ngoài ra, Hachikai Mimi còn viết một số tiểu thuyết và truyện ngắn dành cho thiếu nhi, viết phê bình…
Sau buổi thuyết trình tại Hà Nội, nhà thơ Hachikai Mimi có hai buổi thuyết trình tiếp theo tại Huế (sáng 22/3) 🔯và tại TP HCM (c🧸hiều 24/3).