Theo The Guardian hôm 6/7, hai nhà văn đã đệ đơn khiếu nại tập thể OpenAI - công ty tạo nên công cụ trí tuệ nhân tạo Chat GPT - lên tòa án liên bang San Francisco tuần tౠrước. Cả hai cho rằng tổ chức đã vi phạm luật bản quyền khi đào tạo mô hình của Chat GPT dựa trên tiểu thuyết của họ mà không có sự cho phép.
Theo đơn, công cụ đã tạo ra "bản tóm tắt rất chính xác" về tiểu thuyết của hai nhà văn. Họ cho biết OpenAI thu lợi không công bằng k🦩hi đánh cắp bài viết và ý tưởng. Hai nhà văn muốn nhận tiền bồi thường thiệt hại và đại diện cho tất cả tác giả ở Mỹ có tác phẩm bị sử dụn🌸g để đào tạo Chat GPT.
Luật sư của hai tác giả nói rằng mặc dù các tác phẩm🌟 của nhà văn có bản quyền, họ đang phải đối mặt với nhiều công ty như OpenAI, những người "hành xử như thể luật này không dành cho họ".
Đây là vụ kiện đầu tiên chống lại Chat GPT liên quan đến bản quyền, theo Andres Guadamuz - làm về luật sở hữu trí tuệ tại Đại học Sussex. Ông cho 𝔍biết vụ kiện sẽ khám phá ranh giới hợp pháp mà AI được phép sáng tạo.
Tuy nhiên, khó có thể chứng minh rằng các tác giả đã chịu tổn thất tài chính do Chat GPT được đào tạo trên nội ඣdung có bản quyền. Guadamuz nói Chat GPT vẫn có thể hoạt động như cũ bởi nó dựa trên nguồn dữ liệu công khai trên 🥀internet, ví dụ nội dung người dùng thảo luận về sách.
Giáo sư luật Lilian Edwards cho biết: "Vụ án có thể s🍷ẽ phụ thuộc vào việc tòa án xem việc sử dụng có bản quyền theo cách trên là hợp pháp hay sao chép trái phép".
Kể từ khi Chat GPT được ra mắt vào tháng 11/2022, ngành xuất bản đã thảo luận về cách bảo vệ tác giả khỏi những tác hại tiềm ẩn của công nghệ AI. Tháng trước, Hiệp hội Tác giả (SoA) công bố danh sách các bước thiết thực dành cho các nhà văn để bảo vệ bản thân và tác phẩm của họ. Theo tờ The Bookseller hôm 5/7, giám đốc điều hành SoA Nicola Solomon nói công ty rất hài lòng khi thấy các tác giả k💝iện OpenAI. Từ lâu, họ đã lo ngại về việc sao chép tác phẩm để đào tạo những mô hình ngôn ngữ lớn.
Richard Combes, người đứng đầu về quyền và cấp phép tại Hiệp hội thu thập và cấp phép tác giả (ALCS), cho biết quy định hiện hành về AI là "phân mảnh, không nhất quán giữa các khu vực pháp lý khác nhau và đang cố gắng theo kịp sự phát triển của công nghệ". Ông khuyến khích các nhà hoạch định chính sách tham khảo các nguyên tắc mà ALCS đã soạn thảo nhằm bảo vệ giá trị đích thực mà quyền tác giả của con ngườ꧙i mang lại cho cuộc sống.
Các luật sư tin rằng AI cuối cùng sẽ tuân thủ luật bản quyền giống những điều từng xảy ra với nhạc kỹ thuật số, TV và phim ảnh. "Chúng sẽ dựa trê෴n dữ liệu được cấp phép, với các nguồn công khai", cả hai cho biết.
Họ mỉa mai công cụ trí tuệ nhân tạo lại dựa vào dữ liệu do con người tạo ra: "Hệ thống của họ phụ thuộc hoàn toàn vào sự sáng tạo của con người. Nếu họ phá hủy con người, họ sẽ sớm phá hủy chính ♔họ".
Mona Awad (sinh năm 1978) là nhà văn người Canada, tác giả của Bunny - được các tạp chí Time, Vogue bình chọn là Cuốn sách hay nhất 2019. Cô còn được biết đến với các tiểu thuyết 13 Ways of Looking at a Fat Girl, All's Well.
Paul Tremblay (sinh năm 1971) là tác giả, biên tập viên người Mỹ chuyên viết thể loại kinh dị, giả tưởng đen tối, khoa học viễn tưởng, với các tác phẩm The Cabin at the End of the World, A Head Full of Ghosts.
Thanh Giang (theo The Guardian)