Nhà văn Kim Dung. |
Trước đó một tháng, ông cũng từng gây bất ngờ khi tuyên bố: "Tôi có nhận mấy nghiên cứu sinh tiến sĩ ở Viện Nhân văn nhưng họ kém♊ quá, tôi không muốn kèm họ nữa, tôi cũng sẽ từ chức Viện trưởng". Ngay sau khi ông tuyên bố từ chức giảng v♌iên, cô Chu Hiểu Chinh, một trong ba nghiên cứu sinh ở Viện Nhân văn, là học trò của ông, phát biểu: "Việc Tra tiên sinh xin từ chức giáo viên có liên quan đến việc tôi phản đối phương thức giáo dục của ông ấy. Tôi muốn hòa giải với ông".
Xung quanh sự kiện Kim Dung từ chức có nhiều dư luận 🅰khác nhau, nhưng phần đông đều cho rằng, cái gì đến đã đến, Kim Dung đã ngồi nhầm ghế và việc ông ra đi là đúng và tốt cho nhiều phía. Giáo sư Đồng Kiện, Viện trưởng Văn học ĐH Nam Kinh, nói: "Một vụ ngồi nhầm ghế đã kết thúc. Tôi rất thích đọc tiểu thuyết của Kim Dung, nhưng ông chỉ là một người viết truyện chưởng, ngay hồi đó tôi đã cho rằng vị trí Viện trưởng Nhân văn rất không thích hợp với ông". Việc Kim Dung nhận xét các học trò của mình kém cỏi rồi bỏ đi đã gây phẫn nộ cho các nghiên cứu sinh. Một người nói: "Học trò đều do thày tự chọn, nếu họ kém thì ông ấy có thể phê bình, thậm chí không thông qua luận văn, chứ không thể phủi tay bỏ đi như thế".
Ông Phó Quốc Dũng, tác giả cuốn Kim Dung truyện, nói: "Vấn đề của Kim Dung là ông quá hy vọng được mọi người biết tới mình với cương vị một học giả lịch sử. Trong khi thực ra với 14 bộ tiểu thuyết, ông đã là một tên tuổi lừng lẫy rồi, hà tất phải chạy khắp nơi để tìm kiếm thanh danh. Nếu ông bớt tham gia những sự vụ không cần thiết, cứ ngồi nhà nghỉ ngơi t🥃hì chắc chắn sự sùng kính và tình cảm tốt đẹp của mọi người dành cho ông còn hơn hiện nay rất nhiều".
(Theo Tiền Phong)