Buổi nói chuyện "Nhà văn có nên viết phê bình văn học?" diễn ra ở Hà Nội vào ngày 8/9, nhân tiểu luận phê bình Giăng lưới bắt chim của Nguyễn Huy Thiệp được tái bản lần thứ tư.
༒ Sự xuất hiện của Nguyễn Huy Thiệp tại buổi này khiến nhiều người yêu quý nhà văn hồ hởi và bất ngờ. Bởi từ lâu ông đã chọn lối sống "gác kiếm", ở ẩn.
♌ Thoạt nhìn, khó ai nhận ra ngay Nguyễn Huy Thiệp - tên tuổi làm chấn động văn đàn Việt Nam từ thập niên 80 của thế kỷ trước. Nhà văn gầy đi, có phần yếu hơn, lại "chơi râu" (chữ của nhà phê bình Nguyễn Đăng Điệp). Trông ông giống một lão nông nhàn hạ.
﷽ Được hỏi về lý do trở lại, Nguyễn Huy Thiệp đáp: "Thì cũng như cầu thủ phải đá bóng trên sân. Tôi cũng phải cựa quậy vì mình đã đi theo nghề này bao nhiêu năm rồi".
ꦬ Nhà phê bình Chu Văn Sơn, Mai Anh Tuấn và các tác giả tham dự tập trung trao đổi về phong cách viết của Nguyễn Huy Thiệp. Họ cho rằng "đạo" là cốt lõi của văn chương ông. Đạo ở đây không phải là đạo đức, mà cao hơn tất cả, là lẽ sống, nghĩa lý lớn ở đời.
Nguyễn Huy Thiệp được nhận xét có lối viết "phũ" trên lớp vỏ ngôn từ. Nhà phê bình Chu Văn Sơn cho rằng tác giả Tướng về hưu𓆉 từ chối lớp ngôn ngữ hàn lâm, ngôn ngữ chính trị hay thứ ngôn ngữ đèm đẹp của văn hóa bác học mà dùng ngôn ngữ đời sống, nói huỵch toẹt và tàn nhẫn.
🌃 Nhưng vì sao sự phũ đó của Nguyễn Huy Thiệp luôn giữ được giá trị? Nhà phê bình lý giải: "Đằng sau cái phũ của lời nói thể hiện sự thiết tha với đạo sống. Phũ trong cách viết nhưng cho thấy trong lòng không đang tâm".
🐽Nguyễn Huy Thiệp thừa nhận sự phũ trong văn của ông là cách để phản ứng tức thì với đời sống✨. "Tuy nhiên, cao hơn chữ 'phũ' phải là chữ 'chân'. Phải chân thực", ông chia sẻ.
💦 Ông nói một xã hội sụp đổ, hỗn loạn không phải vì kinh tế hay vấn đề gì khác mà bởi vô đạo. Trong gia đình, nếu vợ chồng, con cái không giữ đạo thì sẽ đổ vỡ. Nguyễn Huy Thiệp thú nhận ông cũng là người có nhiều thói xấu. "Tôi cũng mê tiền, cũng thích phụ nữ... Tuy nhiên, mình phải có tư cách của bản thân thì gia đình mới hạnh phúc đến bây giờ", ông nói.
🐬 Tương tự, một người viết sẽ không còn hay nếu như đánh mất đạo viết. "Vô đạo thì giời cũng bỏ", Nguyễn Huy Thiệp khẳng định.
💦 Với tác giả, viết văn là quá trình "đi tìm bản thân tôi, đi tìm đạo". Ông quan niệm đạo trong văn chương thường phải hướng tới chân, thiện, mỹ còn trong đời sống phải hướng tới chân, thiện, nhẫn.
𓃲 Từ trước đến nay, ông luôn xem viết văn là nghề đáng quý trong xã hội. Nhà văn là những người thường đau đáu về đạo, dù ông thừa nhận: "Họ cũng có lúc nhầm lẫn, sơ suất, lung tung, có người nói hay, nói dở, nói ngọng nhưng thức tỉnh người ta hướng về đạo. Không phải vào chùa, xây tượng Phật mà phải tìm thấy Đạo ở chính nội tâm của mình".
♏ Nguyễn Huy Thiệp tâm sự rằng ông đã đi qua thời nửa mê nửa tỉnh để lao vào văn chương viết như điên. Những trang viết ấy từng và có thể vẫn tiếp tục khiến ông bị người này ghét, người kia "đánh đập" và khiến kẻ tức người thù. Ông không viết nữa vì bản thân "biết đủ".
ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ "Viết lách là thứ nghề lao động bằng sự cô đơn của mình nên không hề đơn giản. Nghề khó, khổ và tôi vẫn gọi là thất nghiệp. Ngoài ra, viết văn cũng phải nhờ trời cho trong trạng thái mê mê tỉnh tỉnh, cũng như là trong tình yêu, thì mới có thể viết được. Còn tôi giờ đã tỉnh", ông đùa.
💯 Ở tọa đàm, Nguyễn Quang Thiều nói Nguyễn Huy Thiệp đã dám ác khẩu để nói ra những sự thật. "Văn học không phải để con người ta cảm thấy sung sướng, tự mãn mà phải biết cảm thấy xấu hổ. Để nói ra những gì đau đớn, Nguyễn Huy Thiệp đã phải rất đau".