Đại diện Cảnh sát New York ra thông cáo cho biết vào khoảng 11h ngày 12/8 (giờ địa phương), tại Học viện giáo dục Chautauqua, khi Rushdie trò chuyện cùng một người phỏng vấn ở buổi giao lưu - nơi ông chuẩn😼 bị có bài diễn thuyết, một người nhảy lên sân khấu, dùng dao đâm ông. Rushdie ngay lập tức được đưa đến bệnh viện bằng trực thăng để cấp cứu.
Sau nhiều giờ được cứu chữa, Andrew Wylie - người đại diện của nhà văn - cho biết trên New York Times và Reuters tình 💝trạng của ông "khá bi quan". Rushdie được đặt máy thở, không thể nói chuyện, gan tổn thương nghiêm trọng và có thể mù một mắt khi bị đấm vào mặt, bị đâm vào cổ và bụng.
Vì quyển Những vần thơ của quỷ Satan - bị cho là báng bổ nhà tiên tri Mohammed, năm 1989, giáo chủ Ruhollah Khomeini của Iran ra sắc lệnh Fatwa cho tín đồ đạo Hồi toàn thế giới truy nã tử hình Salman R🐼ushdie.
Với án tử lúc nào cũn🔯g treo lơ lửng, ròng rã nhiều năm, Rushdie chịu cảnh lẩn trốn, được lực lượng cảnh sát Anh bảo vệ - nguồn cơn sự chia rẽ sâu sắc trong mối quan hệ ngoại giao Anh và Iran. Tới tháng 9/1998, chính quyền Iran mới hủy bỏ lệnh tử hình. Năm 2007, Nữ hoàng Anh phong tước Hiệp sĩ cho nhà văn.
Theo New York Times, vài năm gần đây, Salman Rushd꧒ie mới dần xuất hiện công khai, sau khi tuyên bố "Rồi tôi cũng sống được cuộc đời của mình". Ông hòa vào các hoạt động xã hội, thay vì né tránh như trước, thường dự các sự kiện ở New York mà không có vệ sĩ.
Trước đó, trên trang web, Viện Chautauqua mô tả chương trình có♚ Rusdie tham gia là "cuộc thảo luận về việc Mỹ cho các nhà văn và nghệ sĩ lưu vong tị nạn và là nơi tự do thể hiện sáng tạo". Rushide chuẩn bị diễn thuyết về chủ đề nước Mỹ là "thiên đường" cho các nhà văn lưu vong.
* Salman Rushdie kể chuyện sống dưới án tử hình
Theo AP, một nhân chứng cho biết hung thủ đâm nhà văn nhiều nhát trước khi bị khống chế. Vụ tấn công diễn ra trước sự ngỡ ngàng của khán giả và ban tổ💟 chức sự kiện. Theo điều tra ban đầu, kẻ đâm nhà văn là một người New Jersey, 24 tuổi. Động cơ gây án chưa rõ.
Trên Twitter, Thống đốc New York - bà Kathy Hochul - cho biết cảm kích những người có phản ứng kịp thời tại hiện trường, hỗ trợ Rushdie và cùng lực lượng cảnh sát bắt kẻ tình nghi tấn công nh🙈à văn. Bà nói: "Lúc này, mọi sự quan tâm của chúng tôi hướng về Rushdie và những người thân yêu của ông, sau sự cố kinhཧ hoàng".
Tin tức về vụ tấn công khiến mạng xã hội dậy sóng, theo Guardian. Nhiều tác giả khắp thế giới cầu nguyện tiểu thuyết gia vượt qua. Nhà văn Stephen King đăng trên Twitter: "Tôi mong Salman Rushdie bình an". PEN International, tổ🐠 chức văn bút thế giới, lê🌸n án vụ tấn công và cầu mong Rushdie mau chóng hồi phục.
Văn chương mang lại cho danh tiếng, giải thưởnℱg, như giải Booker, Whitbread, James🀅 Tait Black... nhưng cũng biến ông thành "tội đồ", một trong những nhân vật gây tranh cãi nhất văn đàn.
Năm 1981, ở tuổi 34, ông nhận giải Booker cho tiểu thuyết Midnight's Children. Tác phẩm, câu chuyện ngụ ngôn về🃏 Ấn Độ thời hiện đại, lập tức gây tiếng vang và đưa tên tuổi Rushdie lên tầm thế giới.
Bảy năm sau Midnight's Children, ở tuổi 41, Rushdie phát hành tiểu thuyết thứ tư - The Santanic Verses (Những vần thơ của quỷ Satan) - tác phẩm đẩy ông vô vòng rắc rối cho đến nay. Cuốn sách từng lọt vào chung kết giải Booker và đoạt giải Costa nhưng bị nhiều người 🥂Hồi giáo cáo buộc báng bổ đạo Hồi.
Tiểu thuyết gia, nhà phê bình John Berger viết trên tờ The Guardian hồi tháng 2/1989 - thời điểm nhà văn lĩnh án tử hình: "Tôi đồ rằng Salman Rushdie, nếu không bị cuốn vào một loạt sự kiện mà ông hoàn toàn mất tự chủ, cũng sẽ yêu cầu nhà xuất bản không phát hành hay tái bản thêm một cuốn Những vần thơ của quỷ Satan nào nữa. Không chỉ bởi cuốn sách này đe dọa đến tính mạng của cá n✃hân ông mà còn đe dọa đến những ng🌱ười vô tình đọc nó".
Rushdie sinh ngày 19/6/1947 tại Bombay, Ấn Độ trong một gia đình trí thức giàu có, mẹ là giáo viên, cha là một luật sư và doanh nhân từng học tại Đại học Cambridge (Anh), ngôi trường danh tiếng mà sau này Salman Rushdie theo học💫 ngành lịch sử.
Nhiều tác phẩm của Rushdie từng được phát hành ở Việt Nam như: Haroun và biển truyện (Nham Hoa dịch, Nhà xuất bản Văn học và Nhã Nam, 2010), Nàng phù thủy thành Florence (Nguyễn Thị Hiền Thảo dịch, Nhà xuất bản Hội nhà văn và Nhã Nam, 2013), Những đứa con của nửa đêm (Nham Hoa dịch, Nhà xuất bản Văn học và Nhã Nam, 2014), Nhà Golden (dịch giả Đăng Thư, NXB Hội Nhà văn, 2018)...
Thoại Hà