Nhạc sĩ Hoàng Vân. |
"Không bút nào tả xiết những vất vả, nguy hiểm của người kéo pháo. Vậy mà đồn🌜g đội của tôi, với khát khao chiến thắng đã vượt qua để hoàn thành nhiệm vụ. Tôi khâm phục tận đáy lòng những pháo binh dũng cảm. Nốt nhạc, lời ca trong tôi cứ nảy ra ào ạt", nhạc sĩ Hoàng Vân tâm sự.
- Điều gì đã gợi cho ông viết nên bản hùng ca dũng khí và tràn ngập những hình ảnh êm đềm lãng mạn như "Hò kéo pháo"?
- Tôi còn nhớ, khi viết được khúc đầu của bài hát thì tôi đi ngủ. 3 giờ sáng, tôi tỉnh giấc và đi ra khỏi hầm. Đó là một đêm trời lạnh, giá buốt, sươn🌜g phủ mờ mịt. Trong không gian tĩnh lặng tuyệt đối của núi rừng vào đêm, tôi bỗng nghe tiếng đập cánh, tiếng gà gáy rất gần.
Tôi l💮ặng người đi. Nếu ai từng trải qua những ngày mưa dầm, cơm vắt ấy thì sẽ hiểu, tiếng gà gáy giữa trận mạc làm cho người ta xúc động thế nào. Tiếng gà gáy báo hiệu một ngày mới, báo hiệu cuộc sống thanh bình - khát vọng của người lính. Hình ảnh ấy đi vào bài hát của tôi thật tự nhiên: "Gà rừng gáy trên nương rồi, kéo pháo ta băng qua đồi, truớc khi trời hừng sáng"...
- "Hò kéo pháo" không chỉ góp phần quan trọng động viên chiến sĩ, nó còn là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của ông?
- Khi vào chiến trường Điện Biên Phủ, vốn âm nhạc của tôi chỉ là kiến thức cơ bản được học trong trường phổ thông. Khi viết xong Hò kéo pháo, tôi lấy que ghi🐲m lên vách hầm như một b🏅ài báo tường, không hề nghĩ rằng bài hát sẽ lan rộng khắp các đơn vị nhanh như thế.
Sau chiến thắng Điện Biên, bài hát được trao giải Nhất tại Đại hội Liên hoan toàn quân. Tôi cũng được thưởng Huân chương chiến công hạng 3 và huy hiệu chiến sĩ Điện Biên. Tiếp đó, tôi được Tổng cục chính trị cử đi học đại học âm nhạc 5 năm tại Trung Quốc, rồi trở thành nhạc trưởng Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam. Hò kéo pháo chíꦿnh là bước ☂khởi đầu cho sự nghiệp âm nhạc của tôi.
- Phải chăng vì lẽ đó mà mảnh đất và con người Tây Bắc luôn là mối tình thâm đối với ông suốt 50 năm qua?
- Điện Biên đã gợi cho tôi nhiều cảm hứng sáng tác. Mỗi lần nghe Hò kéo pháo cất lên, tôi vô cùng tự hào và thấy được khích lệ. Có nhiều dịp trở lại chiến trường xưa, chính giai điệu của Hò kéo pháo đã giúp tôജi sống lại tháng ngày tươi đẹp, tiếp tục có những sáng tác hay về Điện Biên.
(Theo Phụ Nữ Việt Nam)