Do tuổi cao, sức yếu, ông không thể tới lễ trao giải Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội chiều 28/10. Bà 🎃Anh Thúy - vợ 🔜nhạc sĩ - cùng các con thay ông tới nhận giải.
Bà Thúy khóc, thay mặt chồng nói cảm ơn gia đình cố họa sĩ Bùi Xuân Phái cùng ban tổ chức🐼. Bà nói: "Ông Hồng Đăng tới Hà Nội khi là một chàng trai trẻ, mê mẩn từng con đường, công trình kiến trúc đến nét đẹp văn hóa của nơi đây. Từ đó, ông đưa vào trong tác phẩm một cách sâu sắc, gần gũi. Tôi rất xúc động khi những cống hiến của ông được ghi nhận ở tuổi già. Đây sẽ là món quà tinh thần quý giá dành cho ông".
Trong hơn 60 năm sống tại Hà Nội, ông sáng tác nhiều tác phẩm về nơi đây như: xướng kịch Sông Hồng ngàn năm (kịch bản Dương Viết Á) được Đoàn Ca múa Hà Nội trình diễn năm 1964, ca khúc Người sông Hồng, Duyên Hà Nội, Tiếng hát trên pháo đài thành phố, Hoa sữa - nhạc phim Hà Nội mùa chim làm tổ, Ký ức đêm, Kỷ niệm thành phố tuổi thơ...
Nhạc sĩ Hồng Đăng sinh năm 1936 ở Nghệ An, là cháu ruột nhà cách mạng Phan Đăng Lưu. Những năm 1950, khi còn là học sinh, ông đã sáng tác các ca khúc Nắng về Tây Bắc, Nhớ ơn cụ Hồ, Đời học sinh... Ông là một trong những sinh viên đầu tiên của khoa Sáng tác, trư🐷ờng Âm nhạc Việt Nam (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam).
Trong suốt sự nghiệp, ông sáng tác khoảng 700 tác phẩm, trong đó có nhiều bản nhạc phim nổi tiếng như: Hoa sữa - phim Hà Nội mùa chim làm tổ, Lênh đênh - phim Đời hát rong, Biển hát chiều nay - trong nhiều phim về đề tài biển, Nỗi nhớ đêm đại dương - phim Những hạt muối của biển, Biển và cô gái tôi chưa quen - phim Những ngôi sao nhỏ, Không gian xanh - phim Vùng trời...
Ông phát hành nhiều album như Màu xanh chân trời (1978), Biển hát chiều nay (1985), Ca khúc Hồng Đăng (1994), Hoa sữa - Lênh đênh (1996), Lênh đênh biển ♒(2008)... Ngoài sáng tác, ông giảng dạy, viết sách, báo... Ông là Phó Tổng thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam khóa bốn, năm, hội viên Hội Nhà báo Việt Nam và là nhạc sĩ đầu tiên được kết nạp vào 🤡Hội Điện ảnh Việt Nam.
Năm 2001, ông được nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật cho các tác phẩm: ca khúc Biển hát chiều nay, Hoa sữa, Quà tháng năm, Kỷ niệm thành phố tuổi thơ và hợp xướng Lửa rực cháy.
Ban tổ chức còn trao giải "Tác phẩm" cho cuốn sách và triển lãm ảnh Hà Nội 1967 - 1975 của nhiếp𝔉 ảnh gia người Đức Thomas Billhardt vì những tác phẩm độc đáo về một thời Hà Nội. Vì dịch, Thomas Billhardt không thể tới Việt Nam nhận giải. Trong bức thư gửi chương trình, ông viết: "Từ nơi xa, tôi cảm ơn vì nhận được giải thưởng cao quý này. Đây là một trong những cuốn sách hay nhất trong sự nghiệp của tôi về mặt thiết kế và chất lượng. Tôi cũng rất hài lòng với lời tựa tuyệt vời của nhà thơ Đỗ Phấn, người đã biến những bức ảnh của tôi thành lời rất đẹp".
Thomas Billhardt sinh năm 1937, là một trong những nhiếp ảnh gia hàng đầu nước Đức. Ông nổi tiếng với những bức ảnh trong thời chiến. Từ năm 1962 - 1975, Thomas đến Việt Nam sáu lần và trở lại sáu lần ở khoảng thời gian sau đó. Ông từng xuất bản bốn sách ảnh: Những phi công mặc pyjama (1968), Khát vọng hoà bình: Việt Nam (1973), Hà Nội - Những ngày trước hòa bình (1973), Những gương mặt Việt Nam (1978). Năm 1999, Thomas tổ chức triển lãm Chiến tranh Việt Nam tại Hà Nội. Năm 2003, ông🍰 trở lại tổ chức triển lãm ở Hồ Gươm, mục đích là gặp lại những nhân vật của ♏mình.
Hà Nội 50 năm trước qua ống kính người Đức
Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội ra đời năm 2008, là sáng kiến của báo Thể thao - Văn hóa và gia đình cố họa sĩ Bùi Xuân Phái, nhằm phát hiện và tôn vinh những tác giả, tác phẩm, việc làm, ý tưởng có hàm lượng nghệ thuật và khoa học cao, gắn bó với các mặt đời sống Hà Nội và thấm đượm tình yêu thủ đô. Năm ngoái, "Giải thưởng Lớn" thuộc về nhạc sĩ Phú Quang nhờ những nhạc phẩm về Hà Nội.
Hiểu Nhân